THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XỬ PHẠT VI PHẠM THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XỬ PHẠT VI PHẠM THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, đi theo đó là sự đi lên của nhiều doanh nghiệp. Điều này làm dẫn đến tầm quan trọng của Thỏa ước lao động tập thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến quý khách một số thông tin về thỏa ước lao đông tập thể trong bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2012;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn
Bộ luật lao động 2012 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau :
Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
“1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật."
Căn cứ theo trích dẫn đã nêu ở trên, có thể thấy rằng, định nghĩa về lao động tập thể đã được quy định trong luật cũng như phân loại về thỏa ước lao động tập thể. Cũng giống như hợp đồng, nội dung ghi trong thỏa ước lao động tập thể cũng không được trái với quy định của pháp luật.
Như chúng ta đã biết, pháp luật là hệ thống xử sự chung và bắt buộc phải tuân theo. Chính vì vậy, dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên nhưng sự tự do thỏathuận này cũng cần có giới hạn, sự giới hạn này cần bắt buộc tuân theo.
Vậy, khi xảy ra vi phạm về thỏa ước lao động tập thể thì cần giải quyết như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này được thể hiện như thế nào?
Theo điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì :
"Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.”
Pháp luật có quy định chi tiết và rõ ràng về cách xử lí vi phạm thỏa ước lao động tập thể và mức xử phạt vi phạm thỏa ước lao động tập thể. Nhìn chung, đối với kiểu vi phạm này, mức phạt tiền phụ thuộc vào từng mức độ vi phạm. Khi có sự vi phạm xảy ra, căn cứ vào tính chất sự vi phạm thì sẽ bị phạt với mức độ khác nhau.
Trên đây là những cung cấp về quy định của pháp luật về thỏa thuận lao động tập thể vàxử phạt liên quan đến thỏa ước lao động tập thể.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Phân biệt hợp đồng lao động và thỏa ước tập thể
Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Tư vấn về kí kết thỏa ước lao động tập thể ngành
Tư vấn về kí kết thỏa ước lao động tập thể