TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THÌ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG HAY KHÔNG?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, vì một số lí do mà người lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, do tình hình dịch bệnh kéo dài dẫn đến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề kéo theo tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng gia tăng.
Vậy vấn đề đặt ra là trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động quyền lợi của người lao động liên quan đến lương và các chế độ khác được pháp luật quy định như thế nào? Đây là câu hỏi rất được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.
I, Cở sở pháp lý
- Bộ Luật Lao Động 2019;
- Nghị Định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
II, Nội dung tư vấn
1, Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động
Căn cứ theo Điều 13 Luật Lao động 2019, quy định cụ thể về hợp đồng như sau:
- Về khái niệm:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Về đặc điểm:
Trước hết là sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và hợp tác. Rõ ràng nhận thấy hợp đồng là sự thỏa thuận bình đẳng giữa các bên vì vậy để dẫn đến việc kí kết hợp đồng, hai bên cần tự nguyện, thiện chí và tôn trọng các bên.
Thứ hai là sự tự do giao kết hợp đồng. Ở đây ta hiểu là hai bên được tự do giao kết hợp đồng lao đồng tuy nhiên không được vượt quá khuôn phép, nói cách khác là không được làm trái với pháp luật, thỏa thuận lao động hay chuẩn mực đạo đức, xã hội.
2, Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng có thể hiểu tạm hoãn hợp đồng là việc tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 1 tháng.
Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không, phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên. Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.
3. Nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không có thỏa thuận, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác
Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về trường hợp hưởng lương khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Đức Cường)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tư vấn đề tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và làm thêm giờ
Giải quyết tranh chấp về chi phí trong hợp đồng đưa người lao động đi nước ngoài làm việc