Tại sao nên mời luật sư tư vấn khi có sự mâu thuẫn giữa thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp?
Tại sao nên mời luật sư tư vấn khi có sự mâu thuẫn giữa thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp?
Trong quá trình làm việc, việc phát sinh tranh chấp về quyền và lợi ích là điều không thể tránh khỏi. Do đó, cả người lao động và người sử dụng lao động cần nắm được những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp để hạn chế những rủi ro nhất định khi phát sinh. Tuy vậy, cả người sử dụng lao động và người lao động còn gặp nhiều khúc mắc trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền. Vì thế, việc tìm đến luật sư là điều cần thiết. Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu những lợi ích khi mời Luật sư tư vấn về giải quyết quyền lợi khi xảy ra mâu thuẫn lao động tập thể trong bài viết dưới đây.
1. Thỏa ước lao động tập thể hay nội quy lao động có giá trị pháp lý cao hơn?
Theo Điều 79 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về thực hiện thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp như sau:
- Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
- Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
- Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn nội quy lao động, bởi vì nội quy lao động chỉ điều chỉnh người lao động, tuy nhiên thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh cả người lao động và người sử dụng lao động. Việc thỏa ước có hiệu lực là do các bên kí kết, nhưng nội quy lao động là do người sử dụng lao động ban hành. Trường hợp này, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, công ty bạn phải sửa đổi nội quy lao động cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể.
Theo Điều 76 Bộ Luật Lao động 2019 thì việc lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể được thực hiện theo những quy định như sau:
- Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
- Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
- Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
- Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
- Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Việc tiến hành giải quyết được diễn ra theo quy định chung.
- Bước 1: Thông qua hòa giải viên:
+ Các bên tranh chấp gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền đến các chủ thể có thẩm quyền (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hòa giải viên lao động). Hòa giải viên lao động sau khi tiếp nhận đơn sẽ gửi đơn cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Hòa giải viên lao động quản lý mình. Đơn yêu cầu tranh chấp lao động viết theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, hoặc trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu chuyển từ Hòa giải viên lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành cử Hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ bằng văn bản. Hòa giải viên lao động tiếp nhận đơn yêu cầu từ các cơ quan trên, bắt đầu thời hạn thực hiện nhiệm vụ.
+ Các bên dựa trên định hướng của Hòa giải viên lao động thực hiện hoạt động hòa giải
- Bước 2: Chuyển sang giải quyết thông qua các chủ thể có thẩm quyền khác:
Nếu hòa giải không thành, không tiến hành hòa giải trong thời hạn quy định, các bên có quyền thỏa thuận tiếp tục giải quyết tranh chấp thông qua 02 chủ thể khác là Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân.
3. Lợi ích khi mời Luật sư tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể cần phải tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, không phải người lao động hay nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng có thể nắm rõ quy trình này. Do đó, sự tư vấn của Luật sư có chuyên môn sẽ giúp bạn giải quyết một cách hiệu quả và đúng trình tự luật định.
- Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm sẽ phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên, từ đó đề ra chiến lược giải quyết tranh chấp; tư vấn cho bạn về trình tự, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp; hỗ trợ biên soạn, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cấp có thẩm quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
- Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là phương thức giải quyết do Tòa án với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nếu không phải là người có nhiều kiến thức chuyên sâu và am hiểu pháp luật, bạn sẽ rất khó bảo vệ quyền lợi của mình. Đây là lý do chính mà bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư, vì luật sư là người có kiến thức pháp luật sâu và có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước nên họ sẽ có thể tư vấn cho bạn những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thị Thương; Ngày viết: 11/09 /2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://htcvn.vn; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________
Các bài viết liên quan
- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể
- Tư vấn hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
- 4 bước cần biết về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng trọng tài lao động
- 4 bước cần lưu ý về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại hòa giải viên