Sa thải, đuổi việc người lao động như thế nào thì đúng luật?
Sa thải, đuổi việc người lao động như thế nào thì đúng luật?
Hiện nay, việc không hiểu rõ các quy định của pháp luật lao động về điều kiện, quy trình và thủ tục sa thải hợp pháp khiến nhiều ông chủ (người sử dụng lao động) đưa ra những quyết định đuổi việc khá dễ dàng, không đúng luật sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý bất lợi. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ chỉ ra trình tự sa thải đúng pháp luật cùng những lý do nên mời luật sư tư vấn trình tự, thủ tục sai thải người lao động (NLĐ) theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019, các hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải bao gồm:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Ngoài ra có các trường hợp không được sa thải người lao động, NSDLĐ không được tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.
2. Trình tự, thủ tục sa thải người lao động theo quy định
Để xử lý kỷ luật sa thải người lao động đúng luật thì người sử dụng lao động cần tuân thủ các bước mà pháp luật quy định. Chỉ cần sai một bước nào đó thì việc sa thải cũng đã trái luật, phải tiến hành đúng trình tự xử lý kỷ luật lao động theo Điều 122 Bộ luật lao động 2019 và Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Bước 1: Thông báo
Người sử dụng lao động tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp đó cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp chưa có công đoàn cơ sở tại công ty thì gửi thông báo đó tới Ban chấp hành công đoàn cấp trên. Cần gửi thông báo ít nhất 5 ngày làm việc trước khi họp để các bên có thể thu xếp thời gian và chuẩn bị cho cuộc họp.
Bước 2: Họp xử lý kỷ luật
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động, đại điện của người sử dụng lao động phải viết biên bản cuộc họp, nội dung biên bản phải được các thành viên tham gia cuộc họp thông qua bằng cách ký vào biên bản. Trường hợp một trong các thành viên tham gia cuộc họp không ký vào biên bản vì một lý do nào đó thì cần ghi rõ lý do.
3. Những lợi ích khi mời luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề sa thải người lao động
Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động và có thể sẽ gây bất lợi cho người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật. Nếu bạn không phải là một người có kiến thức và hiểu biết về pháp luật thì khó bảo vệ quyền của mình theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Đó là lý do bạn nên nhờ tới sự tư vấn từ các luật sư, bởi lẽ luật sư là những người có vốn kiến thức pháp luật sâu sắc, có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Nhà nước, nên luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các vấn đề liên quan các quy định về bảo vệ quyền của mình trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục có liên quan. Cụ thể:
- Quy định về thủ tục sa thải người lao động;
- Quy định về các trường hợp vi phạm bị tiến hành xử lý kỷ luật sa thải;
- Quy định về thẩm quyền sa thải người lao động;
- Những vấn đề khác có liên quan tới vấn đề này.
Dịch vụ tư vấn về lao động tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc thủ tục sa thải người lao động:
- Tư vấn về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thả, chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tư vấn về tranh chấp về cho thuê lại lao động;
- Tư vấn về tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề này.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Lê Hải Long/177; Ngày viết: 21/3/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngoc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Người lao động cần làm gì khi bị sa thải, chấm dứt hợp đồng
- Doanh nghiệp cần là gì khi người lao động khiếu nại
- Vì lý do kinh tế công ty có quyền đuổi nhân viên không?
- Các chuyên gia nói gì sau vụ bác sỹ bị tố “xâm hại” khi khám sức khoẻ cho nữ sinh?
- Quy định luật sư tố giác thân chủ xung đột với nhiều luật khác