Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động là một điều không ai mong muốn, tuy nhiên, trong quá trình lao động, việc có thể xảy ra tai nạn lao động là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, để bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động, pháp luật đã quy định vấn đề này nhằm đảm bảo cho người lao động an tâm làm việc. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin của pháp luật về vấn đề này.

I. Tầm quan trọng của quy định pháp luật về trợ cấp khi bị tai nạn lao động:

Như đã đề cập ở trên, tai nạn lao động là điều không ai mong muốn nhưng cũng không thể tránh khỏi trong quá trình lao động làm việc. Do đó, vấn đề bảo hộ lao động rất được quan tâm và nhận được nhiều sự chú ý. Song hành với đó, các vấn đề liên quan đến trợ cấp khi bất ngờ xảy ra tai nạn cũng được đề cập.

Người lao động với vị trí yếu thế hơn so với bên sử dụng lao động, vì thế mà có một số vấn đề được cho là khá “ nhạy cảm” như tiền lương, trợ cấp, chế độ đãi ngộ… sẽ có nhiều vấn đề khó nói. Cũng chính vì lẽ đó mà để đảm bảo tính công bằng về quyền lợi cho bên người lao động, pháp luật lúc này đóng vai trò như bên trung gian để giữ sự thăng bằng ấy. Các quy định của pháp luật nắm vai trò bảo đảm một cách tối đa nhất quyền và lợi ích của người lao động. Khi xảy ra tai nạn bất ngờ trong quá trình làm việc, người lao động cũng sẽ được bảo vệ quyền lợi một cách đúng và đầy đủ nhất.


II. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, điều kiện lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như sau:

Theo Bộ luật lao động 2012:

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, dựa theo các viện dẫn trên đây, có thể thấy rằng, pháp luật quy định khá cụ thể và chi tiết các khoản trợ cấp dành cho người lao động khi không may xảy ra tai nạn lao động. Khoản trợ cấp này đối việc đền bù tổn thất cho người lao động là hoàn toàn cần thiết và hợp lí.

Tuy nhiên, để được hưởng khoản trợ cấp này thì người lao động cần phải nộp một số tài liệu nhất định theo quy luật của pháp luật.

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

"1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này)."

Như vậy, để nhận được khoản bồi thường trợ cấp tai nạn lao động, phía bên người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ tài liệu cần thiết.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các quy định của pháp luật liên quan đến trợ cấp tai nạn lao động.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

ĐT: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Người lao động chết do tai nạn lao động, gia đình được hưởng quyền lợi gì?

Chưa đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Tư vấn về thời điểm hưởng trợ cấp chế độ tai nạn lao động

Tranh chấp về tai nạn lao động, ai là người giải quyết?

Trường hợp nào được coi là tai nạn lao động ?

Tư vấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động



Gọi ngay

Zalo