Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ ĐẶT CỌC CHỐNG TRỐN TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG?

Pháp luật quy định như thế nào về đặt cọc chống trốn trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động tại Việt Nam hiện nay đang trở nên tương đối phổ biến do nhu cầu người dân sang nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên có một vấn đề cần được giải đáp đó là đi xuất khẩu lao động có phải đặt cọc không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề trên cùng những lý do nên mời luật sư tư vấn quy định về tiền đặt cọc khi đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Đặt cọc là gì?

Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015, biện pháp đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Từ đó, có thể thấy rằng, đặt cọc là một bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng giữa hai bên. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng đặt cọc thì việc giải quyết số tiền đã đặt cọc sẽ được xử lý theo như những quy định được ký kết trong hợp đồng giữa hai bên.

2. Quy định của pháp luật về đặt cọc chống trốn trong xuất khẩu lao động ?

Căn cứ khoản 2 mục V Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH quy định việc ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

“b) Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa)”.

Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh.

Còn về khoản tiền ký gửi mà bạn nói đến nó được hiểu như một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Thông thường sau khi kết thúc hợp đồng bạn về nước thì trung tâm dịch vụ có nghĩa vụ hoàn trả cho bạn. Khoản tiền ký gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên công ty đưa người lao động đi làm việc và người lao động, pháp luật không cấm thỏa thuận này. Tuy nhiên, việc đặt cọc này được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp nên có nhiều doanh nghiệp không bắt buộc thực hiện khoản đặt cọc này.

3. Những lợi ích khi mời luật sư tư vấn về việc quy định đặt cọc khi ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động cho người lao động

Pháp luật có quy định về đặt cọc nhằm chống trốn khi xuất khẩu lao động, tuy nhiên cần phải nắm rõ đây không phải là khoản tiền bắt buộc mà phụ thuộc vào thoả thuận của các bên. Nếu bạn không phải là một người có kiến thức và hiểu biết về pháp luật thì khó tránh khỏi những sai lầm khi thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Đó là lý do bạn nên nhờ tới sự tư vấn từ các luật sư, bởi lẽ luật sư là những người có vốn kiến thức pháp luật sâu sắc, có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước… nên luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các vấn đề liên quan các quy định về đặt cọc khi ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động cho người lao động. Cụ thể:

- Quy định các trường hợp đóng tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động;

- Quy định về trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động;

- Những vấn đề khác có liên quan trong việc tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động.

Dịch vụ tư vấn về hợp đồng tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc đặt cọc khi ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động:

- Tư vấn về mức tiền đặt cọc khi tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động;

- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động;

- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề này.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lê Hải Long/177; Ngày viết: 21/3/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngoc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Tư vấn xin cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài

- Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động

- Những điều cần lưu ý khi người lao động nước ngoài xin cấp visa xuất nhập cảnh vào Việt Nam

- 3 bước người lao động nước ngoài cần biết về thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động



Gọi ngay

Zalo