Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm?

Hiện nay, tình trạng hợp người lao động bị tại nạn giao thông trên đường từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại xảy ra khá phổ biến, khi người lao động đề nghị doanh nghiệp lập hồ sơ, xác nhận vụ việc để được hưởng chế độ TNLĐ thì doanh nghiệp từ chối vì cho rằng đây là tại nạn giao thông không liên quan đến doanh nghiệp. Vậy nội dung này cần được hiểu như thế nào? Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào? Các khoản chi phí được hỗ trợ gồm những gì? Có bao gồm tiền lương, tiền viện phí khi bị tai nạn giao thông hay không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi người lao động bị tai nạn trên đường đi làm?

1. Liệu tai nạn trên đường đi làm về có phải là tai nạn lao động?

Trước hết, nói về khái niệm của tai nạn lao động quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.” Vậy tai nạn trên đường đi làm về có phải là tai nạn lao động khi mà tai nạn trên đường cũng là gây tổn thương cho các bộ phận, chức năng cơ thể hay gây tử vong trong quá trình đi làm của người lao động?

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì vẫn xem đây là tai nạn lao động. Tuy nhiên, trường hợp bị tai nạn lao động mà do những nguyên nhân như:

- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Vậy những trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động là tai nạn giao thông

Theo quy định tại khoản 2, Điều 39, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 đề cập trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5, Điều 38 của Luật này.

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có đề cập trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

- Nội dung quy định tại khoản 4 Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người sử dụng lao động có phải trả viện phí, tiền lương trong trường hợp này hay không?

Theo hướng dẫn tại Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có đề cập:

- Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Như vậy có thể thấy đối với khoản tiền chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn này không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Bùi Phạm Hồng Ngọc; Ngày viết: 10/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, tòa nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

ĐT: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

___________________________________________________________

Xem thêm các bài viết liên quan

Những lợi ích của việc mời luật sư tư vấn khi tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Những điều lưu ý về thủ tục khai nhận di sản khi không có di chúc

Những điều cần biết khi để lại thừa kế cho người đang ngồi tù

Những điều cần lưu ý để một bản di chúc hợp pháp

Các quyền lợi khi tham vấn luật sư về lập di chúc thừa kế



Gọi ngay

Zalo