Người lao động Việt Nam qua nước ngoài làm việc theo hợp đồng mà bỏ trốn thì bị phạt như
Người lao động Việt Nam qua nước ngoài làm việc theo hợp đồng mà bỏ trốn thì bị phạt như thế nào?
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều công ty lựa chọn cắt giảm nhân sự. Trong khi đó nhu cầu tim việc làm lại gia tăng. Do đó, nhiều người lao động lựa chọn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, tình trạng lao động trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng, hoặc hết hạn không về nước có dấu hiệu tăng trở lại trong vài năm gần đây...Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản về vấn đề này.
1. Xuất khẩu lao động là gì? Nghĩa vụ của người đi xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định”.
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phải ký kết một trong các hợp đồng quy định tại Điều 5 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. Các hình thức hợp đồng như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Người lao động có nghĩa vụ về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khoản 14 Điều 7 Luật này cũng quy định hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề là hành vi bị cấm.
2. Chế tài xử phạt hành vi tự ý ở lại khi đi xuất khẩu lao động
- Đối với người lao động:
Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với cá nhân, tổ chức khác:
Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự 2015, người nào tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự 2015, người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về người lao động Việt Nam qua nước ngoài làm việc theo hợp đồng mà bỏ trốn thì bị phạt như thế nào? Mong rằng qua bài viết, Công ty của chúng tôi đã có thể giúp bạn giải đáp được phần nào băn khoăn, thắc mắc và giúp bạn có thể nắm được những nội dung cơ bản về vấn đề này.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thị Thanh An ; Ngày viết: 27/8/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Các bài viết liên quan:
- Thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động
- Hợp đồng lao động với người nước ngoài
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam