Người lao động nghỉ phép quá số buổi có bị xử phạt không?
Người lao động nghỉ phép quá số buổi có bị xử phạt không?
Việc “người lao động nghỉ phép quá số buổi có bị xử phạt không?” là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm, nhất là khi họ phát sinh nhu cầu nghỉ đột xuất hoặc nghỉ có lí do cá nhân. Thực tế, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật, trừ lương hoặc chấm dứt hợp đồng nếu vi phạm quy định nghỉ phép. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan, mức xử lý và cách bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1. Quy định pháp luật về nghỉ phép đối với người lao động
- Số ngày nghỉ phép hàng năm (theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Quyền nghỉ thêm ngày phép: cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
- Trường hợp nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
+ Người lao động có quyền nghỉ việc riêng có hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt (theo Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
+ Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động (theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
+ Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
2. Xử phạt đối với người lao động nghỉ quá số ngày cho phép
Theo nội dung trên, người lao động chỉ được nghỉ trong khuôn khổ số ngày mà pháp luật cho phép. Vậy khi người lao động nghỉ vượt quá số ngày cho phép thì bị xử phạt như thế nào?
Thực tế, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra quy định cụ thể về việc xử phạt như thế nào đối với người lao động nghỉ vượt quá số buổi cho phép. Vậy nên, ta sẽ chia ra làm hai trường hợp.
- Trường hợp 1: Người lao động nghỉ vượt quá số buổi cho phép và bị xử phạt theo điều lệ của công ty. Đối với trường hợp này, thông thường, khi giao kết hợp đồng lao động hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động thường đưa ra quy định mang tính điều lệ của công ty. Nếu người lao động vi phạm, sẽ bị xử phạt theo nội dung thoả thuận của hợp đồng.
Ví dụ: anh An là nhân viên của công ty TNHH Hoàng Anh. Trong vòng 1 tháng (kể từ ngày 16/5/2024 đến 16/6/2024), anh An đã sử dụng hết 12 ngày nghỉ phép năm của mình. Tuy nhiên, do có việc đột xuất cá nhân, anh nghỉ thêm 3 ngày mà không thông báo trước và cũng không được sự đồng ý của quản lý. Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng với nhau, giữa công ty và anh An đã thoả thuận rõ, nếu anh An nghỉ vượt quá số ngày quy định (12 ngày / năm), ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, thì công ty có quyền sa thải anh An. Dựa vào số ngày anh An đã nghỉ vượt quá quy định cho phép cùng năng suất lao động bị ảnh hưởng, công ty sẽ xem xét và đưa ra quyết định sa thải đổi với anh An.
- Trường hợp 2: Người lao động nghỉ quá số ngày quy định, không rõ lý do, thì người sử dụng lao động có quyền quy người lao động vào hành vi nghỉ việc không rõ lý do. Lúc này, phía bên người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động theo Điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 (Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đánh từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên).
Ví dụ: Chị Hoa là nhân viên tại một công ty dịch vụ, bất ngờ nghỉ việc liên tục 6 ngày mà không thông báo lý do và không thể liên lạc được. Sau khi xác minh, công ty không nhận được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh chị Hoa có lý do chính đáng cho việc nghỉ việc (như ốm đau, tai nạn hoặc hoàn cảnh bất khả kháng). Dựa trên Điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, công ty quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Hoa vì hành vi tự ý bỏ việc 5 ngày làm việc liên tục trở lên.
3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm
- Lý do chính đáng: theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người lao động không bị xử lý kỷ luật nếu có lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh bất khả kháng.
- Quy trình thông báo: Người lao động cần thực hiện đúng quy trình thông báo nghỉ việc đột xuất theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
4. Quyền lợi của người lao động khi bị xử phạt
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, mọi quyền lợi của người lao động phải được tôn trọng, kể cả trong trường hợp bị xử lý kỷ luật.
- Khiếu nại: theo Điều 131, người lao động có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu hoà giải khi bị xử phạt không đúng quy định.
5. Biện pháp phòng tránh tranh chấp lao động
- Hợp đồng lao động rõ ràng: Điều 13, 15 Bộ luật Lao động 2019 yêu cầu hợp đồng lao động phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ liên quan đến nghỉ phép.
- Quy chế nội bộ minh bạch: doanh nghiệp cần xây dựng nội quy lao động theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 để làm căn cứ xác định và xử lý.
=> Kết luận: Việc người lao động nghỉ phép quá số buổi có bị xử phạt hay không phụ thuộc vào quy định pháp luật và nội quy của từng doanh nghiệp. Người lao động cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo tuân thủ các quy định về nghỉ phép để tránh các hình thức xử lý kỷ luật không đáng có. Đồng thời, người sử dụng lao động cần minh bạch trong việc xây dựng nội quy, xử lý vi phạm theo đúng pháp luật để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho cả hai bên, góp phần xây dựng môi trường làm việc hài hòa, ổn định.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thảo Chi; Ngày viết: 31/12/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Lưu ý quan trọng về nghỉ phép hàng năm của người lao động
Những lưu ý khi xử lý kỷ luật người lao động
Trong trường hợp nào người sử dụng lao động không được tiến hành xử lý kỷ luật người lao động