Được gì khi luật sư tham gia bào chữa cho bị can về tội làm giả giấy tờ khám sức khỏe?
Được gì khi luật sư tham gia bào chữa cho bị can về tội làm giả giấy tờ khám sức khỏe?
Khi tham gia hoạt động làm giả giấy tờ trong đó có làm giả về giấy khám sức khỏe do nhu cầu của thị trường thì việc làm giả giấy tờ này có chịu trách nhiệm pháp lý nào không? Việc làm giả giấy khám sức khỏe và giấy con dấu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.
1. Làm giả giấy khám sức khỏe bị xử lý theo quy định Bộ luật Hình sự
Căn cứ quy định Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tuỳ vào mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Cấp giấy khám sức khỏe nhưng không thực hiện việc khám
Căn cứ quy định Điều 46 Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định về vi phạm quy định về khám sức khỏe. Việc cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu có thể bị xử lý vi phạm hành chính có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời có thể chịu hình phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động khám sức khỏe của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 117/2020 của Chính phủ;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 117/2020 của Chính phủ.
Lưu ý: Căn cứ khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020 của Chính phủ, mức phạt trên là dành cho cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp 02 lần.
Như vậy hành vi làm giả giấy khám sức khỏe có thể bị phạt hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị truy cứu hình sự tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức phạt có thể lên đến 7 năm tù giam.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Ngô Thị Diễm Kiều; Ngày viết: 14/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________________________
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Dùng bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.