Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm về lao động?
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm về lao động?
Thị trường lao động là nơi mà người lao động và người sử dụng lao động có sự tác động qua lại để thỏa thuận, thương lượng về các yếu tố như tiền lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc, chính sách lao động,.... Khi tham gia vào thị trường lao động, mỗi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, công bằng và thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên không phải lúc nào các quy định pháp luật cũng được thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh. Do vậy việc đặt ra các chế tài xử phạt và phân định thẩm quyền xử lý vi phạm về lao động trở thành một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo việc thực thi trong thực tiễn cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
1. Vi phạm lao động là gì?
Vi phạm lao động có thể hiểu là hành vi hoặc tình trạng mà trong đó một hoặc nhiều quy phạm pháp luật lao động không được tuân thủ, thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn. Các chủ thể vi phạm có thể không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ những quy định, yêu cầu mà pháp luật đặt ra, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan.
Các hành vi bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động được quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, có thể kể đến một số vi phạm như vi phạm quy định về dịch vụ việc làm; vi phạm về tuyển, quản lý lao động; vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động; vi phạm quy định về thử việc; vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động; vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động; vi phạm quy định về cho thuê lại lao động,...
2. Các hình thức xử lý vi phạm về lao động.
Điều 3 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, theo đó:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2020/NĐ-CP )
Ngoài các hình thức xử lý vi phạm là cảnh cáo, phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một, một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.
- Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động, người giúp việc gia đình.
- Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ hoặc đã thu của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
- Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động.
- Buộc trả đủ tiền lương.
- Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
- Buộc trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
- Buộc nhận người lao động trở lại làm việc.
- Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả.
3. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm về lao động
Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh thanh tra sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trưởng đoàn thanh tra lao động cấp bộ và cấp sở, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. Tùy thuộc vào hình thức xử phạt, mức phạt tiền sẽ thuộc thẩm quyền của các chủ thể khác nhau. Cụ thể
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động và lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động, lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động và lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trừ hình thức trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
- Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động và lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trừ hình thức trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sung đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động và lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trừ hình thức trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Ngô Minh Ánh; Ngày viết: 10/09/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_______________________________________________________
Các bài viết liên quan:
- Khi nào người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động?
- Hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Những điều cần biết để bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp lao động với công ty
- Tại sao người lao động nên thuê luật sư để giải quyết tranh chấp lao động?
- Tư vấn về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam