Các hành vi bị cấm tuyệt đối khi xử lý vi phạm lao động.
Các hành vi bị cấm tuyệt đối khi xử lý vi phạm lao động.
Trong quá trình lao động, người lao động đôi khi không tránh khỏi việc vi phạm, thực hiện hành vi mà theo pháp luật hoặc nội quy lao động là các hành vi vi phạm lao động. Lúc này, người sử dụng lao động cần thực hiện kỷ luật lao động nhằm răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần nắm được những điều bị cấm khi thực hiện xử lý vi phạm lao động để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
1. Vi phạm lao động, xử lý kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Vi phạm lao động là loại vi phạm có tính chất của vi phạm pháp luật nhưng trong lĩnh vực lao động. Điều đó thể hiện ở việc, người lao động đã thực hiện hành vi mà theo nội quy lao động, hợp đồng lao động và pháp luật lao động xác định đó là hành vi vi phạm.
Trước sự vi phạm đó, người sử dụng lao động cần phải thực hiện một số hành vi nhằm ngăn chặn sự tiếp diễn của hành vi vi phạm, hậu quả, răn đe và lấy làm gương. Các hành vi này theo pháp luật lao động là việc người sử dụng lao động thực hiện xử lý kỷ luật người lao động.
Căn cứ tại Điều 124 Bộ Luật Lao động 2019, có bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động
1, Khiển trách.
2, Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3, Cách chức.
4,Sa thải.
Tùy vào từng hành vi vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp.
2. Các hành vi bị cấm tuyệt đối khi xử lý vi phạm lao động.
Việc thực hiện hành vi xử lý vi phạm lao động của người sử dụng lao động là điều cần thiết và chính đáng. Những không vì thế mà khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động thực hiện các hành vi như khiển tranh với những lời nói nhục mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm,…. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, và sẽ bị xử lý nếu vi phạm. Do đó, người sử dụng lao động cần lưu ý để thực hiện đúng và tránh những vi phạm không đáng có.
Theo Điều 127 Bộ Luật Lao động 2019, có ba nhóm hành vi mà người sử dụng lao động không được thực hiện khi xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Thứ nhất, nhóm hành vi gây hại tới tinh thần, tâm lý người lao động. Người sử dụng lao động bị cấm tuyệt đối các hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
Thứ hai, các hành vi tác động đến tài chính của người lao động như phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, giữ lượng.
Thứ ba, thực hiện xử lý kỷ luật lao động đối với những hành vi không có căn cứ để áp dụng xử lý kỷ luật lao động hoặc không được ghi nhận là vi phạm lao động. Nói cách khác, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Bùi Văn Tuấn; Ngày viết: 27/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_________________________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Các hành thức xử lý kỷ luật lao động
Những lưu ý khi xử lý kỷ luật người lao động
Tư vấn về thời hiện xử lý kỷ luật lao động
Nguyên tắc, trình tự thủ tục thực hiện kỷ luật lao động
Sa thải, đuổi việc người lao động như thế nào thì đúng luật?