Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Các đặc quyền mà người lao động việt nam sẽ được hưởng khi qua làm việc tại Nhật Bản.

Các đặc quyền mà người lao động việt nam sẽ được hưởng khi qua làm việc tại Nhật Bản.

Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản được hưởng những quyền lợi gì? Có được nghỉ lễ tết không? Chế độ đãi ngộ của Nhật Bản đối với lao động Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

Các đặc quyền mà người lao động việt nam sẽ được hưởng khi qua làm việc tại Nhật Bản.

1. Quyền lợi chung của người lao động Việt Nam

Được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó người lao đọng sẽ được hưởng những quyền lợi chung như sau:

Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

2. Quyền lợi của người Việt Nam khi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động

Căn cứ theo Luật xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017:

Rõ ràng về điều kiện làm việc trong hợp đồng

Điều 15 của Luật Lao Động tiêu chuẩn nói rõ trên hợp đồng lao động:

Người tuyển dụng lao động cần phải ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc cũng như những vấn đề cụ thể khác.Nhà tuyển dụng cần phải ghi rõ những điều kiện này bằng văn bản để người được tuyển dụng có thể nắm được (tại chú thích tuyển dụng).

Nghiêm cấp ép buộc lao động, bóc lột sức lao động

Theo Điều 5 và 6 của Luật Lao động tiêu chuẩn:

Trừ trường hợp có sự cho phép của pháp luật, doanh nghiệp tiếp nhận không được phép ép buộc người lao động bằng các hành động vi phạm hay gợi ý trái với ý muốn của người lao động. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng không được phép kiếm lợi nhuận từ việc phỏng vấn của người này như việc kinh doanh cho sự tuyển dụng của người kia.

Trong hợp đồng không được phép miêu tả sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng.

Điều 16 của Luật Lao động tiêu chuẩn có nêu:

Trong hợp đồng giữa người lao động và người tuyển dụng lao động nghiêm cấm việc miêu tả sự đền bù do vi phạm hợp đồng hoặc không thực hiện đúng hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.

Ví dụ như: Không được phép miêu tả: Một công nhân xin nghỉ việc trước khi hoàn thành thời hạn hợp đồng sẽ bị đền bù 200.000 Yên.

Giới hạn việc sa hải công nhân khi mà họ đang bị thương hoặc đang chịu sự chữa trị y tế do tai nạn trong khi đang làm việc

Điều 19 của Luật Lao Động tiêu chuẩn quy định:

Luật quy định nghiêm cấm doanh nghiệp sa thải công nhân khi lao động này đang bị thuơng hoặc đang bị ốm do công việc. Người công nhân đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi chữa trị.

Việc sa thải phải có lý do chính đáng và được báo trước 30 ngày

Nội dung này được quy định trong Điều 20 và 21 của Luật như sau:

Nếu nhà tuyển dụng muốn đơn phương sa thải công nhân đang làm việc thì họ phải đưa ra được lý do chnh đáng và thông báo trước cho người lao động ít nhất 30 ngày. Trong trường hợp thông báo không đủ 30 ngày, nhà tuyển dụng phải trả lương những ngày còn lại cho người lao động và số lương tối thiểu phải bằng với số lương theo như quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc trả lương này sẽ không được áp dụng với những trường hợp nhà tuyển dụng không còn có khả năng tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh vì những lý do bất khả kháng như thiên tai…

Nếu lỗi thuộc về người lao động thì nhà tuyển dụng có quyền sa thải. Đối với trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xin được phép sa thải bằng văn bản thông báo sa thải của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật Lao Động tiêu chuẩn.

Hình thức trả lương

Điều 24 của Luật Lao Động tiêu chuẩn yêu cầu:

Công ty phải trả lương bằng tiền đầy đủ và trực tiếp cho người lao động ít nhất một tháng một lần vào các ngày quy định. Bên cạnh đó, các khoản như thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế và những khoản khác theo thỏa thuận trên hợp đồng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào khoản lương này.

Mức lương tối thiểu

Được quy định tại Điều 5 của Luật:

Mức lương mà công ty tiếp nhận trả cho người lao động không được phép ít hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu sẽ được quy định tùy theo từng khu vực và ngành nghề.

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Theo Điều 32 và 40 của Luật Lao động:

Đối với thời gian làm việc, doanh nghiệp tiếp nhận không được quy định thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 tiếng/ngày hoặc 40 tiếng/tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần).

Điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn:

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cho người lao động nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần hay 4 ngày/4 tuần.

Ở một số ngành nghề mang tính đặc thù, công việc có thể bận rộn mang tính thời vụ. Luật Lao động cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh thời gian làm việc trong thời gian cao điểm có thể làm quá 8 tiếng/ngày, 40 tiếng/tuần trong thời gian cụ thể. Việc điều chỉnh vẫn phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục và được sự chấp thuận của các cơ quan thẩm quyền cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh giờ làm.

+ Số ngày làm việc trong năm: không vượt quá 280 giờ/năm.

+ Số giờ làm việc tối đa mỗi ngày: Không vượt quá 10 giờ/ngày.

+ Số giờ làm việc tối đa trong tuần: Không vượt quá 52 giờ/ tuần.
Nếu chia kế hoạch theo từng giai đoạn dài 3 tháng thì số tuần làm việc không vượt quá 48 giờ/tuần và không vượt quá 3 tuần trong mỗi giai đoạn

+ Tối thiểu bố trí một ngày nghỉ trong tuần cho mỗi lao động

Các doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu là 45 trong trường hợp thời gian lao động một ngày không vượt quá 6 giờ và ít nhất là 60 phút trong trường hợp thời gian lao động một từ 8 giờ trở lên.

Quy định về làm thêm giờ, làm đêm, làm vào ngày nghỉ

Quy định tai Điều 37 của Luật Lao động tiêu chuẩn:

Đối với giờ làm việc ngoài thời gian quy định trong hợp đồng sẽ được tính như sau:

- Tăng ca, làm thêm giờ: sẽ được tính 1,25 lần mức lương cơ bản

- Làm thêm vào ngày nghỉ: sẽ được 1,35 lần mức lương cơ bản

- Khi thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần.

Kỳ nghỉ trong năm

Điều 39 Luật Lao động tiêu chuẩn:

Các công ty phải cho người lao động kỳ nghỉ phép hàng năm nếu người lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng và đã làm việc 80% trở lên của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần.

(Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày).

Quy định về hoàn trả tiền đối với lao động

Điều 23 của Luật Lao Lao động tiêu chuẩn:

Khi lao động người nước ngoài chết hoặc từ chức khỏi công việc đang làm thì doanh nghiệp phải trả lại tất cả những khoản tiền thuộc về sở hữu của người lao động trong vòng 7 ngày theo như yêu cầu của người có thẩm quyền. Nhà tuyển dụng không được giữ hộ chiếu hay giấy chứng nhận đăng ký cư trú của người nước ngoài.

An toàn sức khỏe lao động

Điều 59 và 66 của Luật an toàn sức khỏe và Lao Động công nghiệp có nêu:

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, thì luật quy định doanh nghiệp tiếp nhận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tăng cường sức khỏe cho người lao động như việc giáo dục an toàn sức khỏe Lao Động trong thời gian tuyển dụng, kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần,…

Đó là những điều quan trọng nhất người lao động cần biết và hiểu rõ về Luật Lao Động ở Nhật. Bởi vì những điều luật này sẽ ảnh hưởng trực đến quyền lợi của người lao động trong thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Ngô Thị Diễm Kiều; Ngày viết: 26/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________

Xem thêm các bài viết liên quan:

- Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

- Những điểm đáng chú ý về thủ tục cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động mới nhất

- Xử lí vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động



Gọi ngay

Zalo