Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

05 hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật sai quy trình

05 hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật sai quy trình

Quan hệ lao động được hình thành giữa người sử dụng lao động với người lao động ràng buộc nhau bởi những quyền và nghĩa vụ cũng như các quy định của pháp luật. Do đó, trong quá trình làm việc, các bên có thể xảy ra những mâu thuẫn mà người sử dụng lao động cần phải thực hiện xử lý lỷ luật đối với người lao động. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật cần phải tuân theo quy định của pháp luật mà nếu không thực hiện thì chính doanh nghiệp sẽ vi phạm và phải chịu những chế tài mà pháp luật lao động và pháp luật liên quan quy định.

05 hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật sai quy trình


1. Vi phạm lao động, xử lý kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Vi phạm lao động là loại vi phạm có tính chất của vi phạm pháp luật nhưng trong lĩnh vực lao động. Điều đó thể hiện ở việc, người lao động đã thực hiện hành vi mà theo nội quy lao động, hợp đồng lao động và pháp luật lao động xác định đó là hành vi vi phạm.

Trước sự vi phạm đó, người sử dụng lao động cần phải thực hiện một số hành vi nhằm ngăn chặn sự tiếp diễn của hành vi vi phạm, hậu quả, răn đe và lấy làm gương. Các hành vi này theo pháp luật lao động là việc người sử dụng lao động thực hiện xử lý kỷ luật người lao động.

Căn cứ tại Điều 124 Bộ Luật Lao động 2019, có bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động

1, Khiển trách.

2, Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3, Cách chức.

4, Sa thải.

Tùy vào từng hành vi vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp.


2. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Thứ hai, trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

- Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Thứ ba, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Thứ tư, trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động thực hiện theo quy định trên.


3. 05 hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật sai quy trình

Như đã đề cập, việc xử lý kỷ luật người lao động cần phải tuân theo các quy định của pháp luật, do vậy các hành vi không thực hiện theo các chuẩn mực mà quy định đã đề ra sẽ được xem là vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt cùng với các hậu quả pháp lý khác nhau.

Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có 4 hậu quả pháp lý như sau:

Thứ nhất, buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thuộc hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

Thứ hai, buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi có hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2 Điều này;

Thứ ba, buộc người sử dụng lao động xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

Thứ tư, buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Thứ năm, căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP hậu quả pháp lý mà người sử dụng lao động phải chịu do vi phạm là phải nộp tiền phạt ừ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có các hành vi xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật.


Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Bùi Văn Tuấn; Ngày viết: 26/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________________

Các bài viết liên quan:

Các hành thức xử lý kỷ luật lao động

Những lưu ý khi xử lý kỷ luật người lao động

Tư vấn về thời hiện xử lý kỷ luật lao động

Nguyên tắc, trình tự thủ tục thực hiện kỷ luật lao động

Sa thải, đuổi việc người lao động như thế nào thì đúng luật?




Gọi ngay

Zalo