Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tranh chấp thương mại là gì? Giải quyết tranh chấp thương mại và những điều cần lưu ý

Tranh chấp thương mại là một vấn đề khó và tốn kém của doanh nghiệp về mặt thời gian lẫn tiền bạc. Bởi vậy, thông qua bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đưa ra những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại và những điều cần lưu ý khi giải quyết.

1. Tranh chấp thương mại

Theo Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, có thể hiểu rằng tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

- Thương lượng giữa các bên

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng giữa các bên là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

Quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa giải giữa các bên sẽ không có sự rành buộc vào quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, đơn giản. Các bên không bị lộ bí mật kinh doanh, giữ được mối quan hệ tốt nếu thương lượng được.

Tuy nhiên, việc thực hiện kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào ý chí các bên.

- Hòa giải

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/ND-CP quy định về khái niệm hòa giải thương mại cụ thể như sau:Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

Về ưu điểm, phương thức này đơn giản, thuận tiện, linh hoạt, nhanh chóng, ít tốn kém, ít chịu sự chi phối của các cơ quan công quyền. Đặc biệt, với sự tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết có chuyên môn và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của việc giải quyết.

Tuy nhiên giống như thương lượng, hiệu quả của phương thức cũng giữa trên sự trung thực và thiện chí của các bên.

- Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết cóhiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh nhà nước.

Phương thức này lâu, mất thời gian dài, tốn chi phí và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên trong thương mại.

- Trọng tài thương mại

Đây là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc. Khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác. Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng nhất. Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.

Bên cạnh những ưu điểm, trọng tài thương mại cũng có những nhược điểm so với con đường tòa án, điều này giải thích cho hiện tượng tại sao mặc dù có sự tồn tại của trọng tài mà các bên vẫn có trường hợp đưa các tranh chấp thuộc thầm quyền của trọng tài ra tòa án giải quyết. Các nhược điểm đó là:

-Thứ nhất, trọng tài không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cớ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa án thi hành các phán quyết trọng tài.

-Thứ hai, việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác.

3. Những điều cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp thương mại

- Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại.

Theo Điều 319 Luật thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện là 2 năm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. Vì vậy, khách hàng cần phải chú ý đến thời gian tranh chấp.

- Về phương thức

Mỗi một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đều có ưu nhược điểm nhất định. Căn cứ vào tình huống thực tiễn, mong muốn và tài chính, khách hàng có thể lựa chọn một phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp và hiệu quả.

- Về nhân lực

Tranh chấp thương mại là một vấn đề khó, tốn nhiều chi phí và có thể kéo dài. Vì vậy, lựa chọn một người tư vấn giàu kinh nghiệm và có danh tiếng trong lĩnh vực này sẽ giúp khách hàng nhanh chóng giải quyết vụ tranh chấp có hiệu quả.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương

Tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp thương mại

Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thiện thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại

Thanh mặt khách hàng tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại

Trên đây là một số thông tin về thủ tục xin giải quyết tranh chấp thương mại của công ty chúng tôi. Với đội ngũ luật sự giàu kinh nghiệm với sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trong quá trình xin cấp giấy phép giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết:Hủn Vi Đan Thùy; Ngày viết: 19/10/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

Các bài viết liên quan:

- Mời Luật sư đại diện – Sự phung phí tiền bạc hay sự đảm bảo lợi ích?

- Tư vấn các trường hợp về doanh nghiệp

- Top 10 công ty luật/văn phòng luật sư uy tín nổi tiếng HN

- Dịch vụ luật sư tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

- Dịch vụ luật sư riêng cho cá nhân



Gọi ngay

Zalo