VẤN ĐỀ ĐẠO NHẠC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VẤN ĐỀ ĐẠO NHẠC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Gần đây trên mạng nổi lên nhiều scandal đạo nhạc, thậm chí là các ca sỹ, nhạc sỹ nổi tiếng gây ra nhiều tranh cãi. Tôi muốn hỏi Luật sư tư vấn cho tôi hiểu xem đạo nhạc nhìn từ góc độ pháp lý được quy định như thế nào. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
2, Nội dung tư vấn
a, Thế nào là đạo nhạc?
“Đạo” nhạc hiểu đơn giản là sử dụng một phần giai điệu của một bài nhạc trước, sau đó thêm vào các chất liệu âm nhạc khác để thành một bài nhạc mới, trong một số trường hợp, bài nhạc “đạo” sẽ có được danh tiếng và nhanh chóng thành “HIT” do chất lượng bài nhạc gốc đã tốt sẵn mà không cần tốn nhiều công sức để sáng tạo tìm ra giai điệu mới.
b, Quy định pháp luật
– Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử (Điều 4.10 Luật Sở hữu trí tuệ)
– Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. (Điều 3.5 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28.6 Luật SHTT)
c, Quyền của tác giả của tác phẩm gốc có thực sự được đảm bảo?
Không có ngân hàng hay cơ sở dữ liệu nào có thể lưu trữ toàn bộ giai điệu của tất cả bài nhạc để nhạc sĩ vào tra cứu xem có vi phạm bản quyền của người khác hay không. Việc đăng ký ở Cục Bản Quyền chỉ nhằm lưu giữ bản sao tác phẩm ở một cơ quan quản lý nhà nước, Cục Bản Quyền cũng không thể thẩm định nội dung tác phẩm đăng ký có vi phạm bản quyền của người trước đó được mà sẽ dựa vào “Lời cam kết” của tác giả để cấp giấy chứng nhận đăng ký. Do đó, khi có bất kỳ khiếu nại nào của bên thứ ba và chứng minh được tác phẩm đăng ký là sao chép thì Cục Bản Quyền hoàn toàn có quyền huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đó.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi phân tích vấn đề đạo nhạc nhìn từ góc độ pháp lý. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất
(Vân Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Các hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả
Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
Tư vấn tra cứu thông tin đến đăng ký về bản quyền tác giả
Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan