Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ THỦ TỤC GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn về thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

2.1. Vì sao cần gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân. Nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Gia hạn văn bằng bảo hộ là thủ tục bắt buộc để nhãn hiệu được tiếp tục bảo hộ khi hết thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo quy định là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Một trong những trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực đó là chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực theo quy định. Do đó, chủ văn bằng bảo hộ cần chú ý về thời gian nộp đơn cấp văn bằng để kịp thời làm thủ tục gia hạn, tránh trường hợp văn bằng bị hủy gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và việc đăng ký lại gây tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.

Thời hạn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ văn bằng phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân. Nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2.2. Hồ sơ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Căn cứ điểm c khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, đơn đăng ký gia hạn nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu 02-GH/DTVB quy tại Phụ lục C Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);

- Giấy ủy quyền;

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2.3. Trình tự, thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.

Trường hợp đơn không có thiếu sót:

- Ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu);

- Tiến hành đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;

- Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.

Trường hợp đơn có thiếu sót:

- Các trường hợp đơn thiếu sót bao gồm:

+ Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;

+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.

- Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đố;

- Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Nhận kết quả

Nhận kết quả và nộp phí tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cần lưu ý:

Sau khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một người khác.

Sau 05 năm kể từ ngày hết hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mà chủ văn bằng không gia hạn thì chủ thể khác mới có quyền được đăng ký nhãn hiệu đó.

2.4. Bảng báo giá chi phí.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và nước ngoài

Nhãn hiệu độc quyền và trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền



Gọi ngay

Zalo