TƯ VẤN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Hà Nội, ngày tháng năm 20
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Tư vấn về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
Kính gửi:
Công ty
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc:
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn được tư vấn về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn các vấn đề về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 năm 7 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài:
2.1. Về nguyên tắc bảo hộ.
Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định. Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ 3.
- Khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam bao gồm: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Từ quy định trên, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm 2 trường hợp như sau.
+ Trường hợp 1: Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp này; phải áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả. Hiện nay Việt Nam là thành viên của những điều ước quốc tế như: Công ước Bern; Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ…
+ Trường hợp 2: Trường hợp nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì pháp luật Việt Nam sẽ tiến hành bảo hộ trong các trường hợp sau:
* Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
* Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày; kể từ khi tác phẩm được công bố ở quốc gia khác.
2.2. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật quốc tế.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, tồn tại 3 hình thức để bảo hộ quốc tế quyền tác giả như sau:
- Kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, như công ước Berne 1886, hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WPPT 1994…
- Kí kết điều ước song phương, như hiệp định giữa Việt Nam – Hoa Kỳ 1997, hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sĩ 1999…
- Bảo hộ theo nguyên tắc có đi có lại: các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên.
Trong số các điều ước quốc tế để bảo hộ quốc tế quyền tác giả, Công ước Berne là một ví dụ điển hình. Công ước Bern có hiệu lực ở Việt Nam từ năm 2004. Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến quyền tác giả; đặc biệt là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài phải tuân theo Công ước này. Về nguyên tắc, vì điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng đầu tiên nên nội dung trong bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài chủ yếu nằm trong Công ước này – Nguyên tắc bảo hộ theo công ước Berne:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment): Theo khoản 1 Điều 5 Công ước Berne, nguyên tắc này được hiểu là Việt Nam sẽ phải dành sự bảo hộ cho tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của công dân quốc gia thành viên như là đối với công dân Việt Nam. Tức luật Việt Nam bảo hộ tác phẩm của công dân mình như thế nào thì phải bảo hộ như thế đối với công dân quốc gia khác cũng là thành viên của Công ước.
Do đó, tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam và sẽ được hưởng quyền tác giả (bao gồm quyền tài sản, quyền nhân thân) như tác giả là công dân Việt Nam.
+ Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
* Đặt tên cho tác phẩm.
* Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
* Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
* Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
* Làm tác phẩm phái sinh.
* Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
* Sao chép tác phẩm.
* Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
* Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
* Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh; chương trình máy tính.
- Nguyên tắc bảo hộ tự động (Automatic Protection): Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào (khoản 2 Điều 5). Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Nội dung nguyên tắc này cũng đã được cụ thể hóa trong Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập (Independence of Proctection): Việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm (khoản 2 Điều 5). Theo đó, các tổ chức, cá nhân của quốc gia là thành viên của Công ước sẽ được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam. Thậm chí kể cả khi chúng không được bảo hộ tại quốc gia gốc. Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào; hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ). Quy định nhằm được áp dụng đối các tổ chức, cá nhân không là thành viên của Công ước Bern; mà vẫn được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam; giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.
- Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu: Các quốc gia thành viên khi bảo hộ cho các tác phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thành viên phải đảm bảo ít nhất các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước.
- Các tác phẩm được bảo hộ (Điều 2): Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học; Các tác phẩm phái sinh; Các tuyển tập tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Điều kiện bảo hộ: Một tác phẩm muốn được bảo hộ phải thỏa mãn 2 tiêu chí: quốc tịch của tác giả và nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên.
- Các quyền được bảo hộ: Quy định cụ thể tại Điều 6 , Điều 8, Điều 9, Điều 10 , Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 16 , gồm: quyền kinh tế (Economic Rights), quyền tinh thần (Moral Rights) và quyền tiếp theo (Droit de suit).
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: Bắt đầu từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tiếp tục cho đến một khoảng thời gian sau khi tác giả chết. Có 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người và không dựa theo đời người (Điều 7). Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998. Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả được hưởng suốt đời cộng 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số loại tác phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
- Các quy định liên quan đến thực thi quyền tác giả: Quy định tại khoản 3 Điều 13, Điều 15 về quyền khởi kiện, Điều 16 và Điều 17 là các biện pháp được áp dụng trong quá trình thực thi quyền tác giả.
- Hiệu lực hồi tố: Theo Điều 18 thì Công ước bảo hộ cả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tồn tại trước khi Công ước có hiệu lực tại nước xuất xứ tác phẩm nếu nó chưa hết thời gian bảo hộ theo quy định từ trước của quốc gia đó.
- Ưu đãi dành cho các quốc gia thành viên là các nước đang phát triển như Việt Nam: Với mong muốn dành cho các nước đang có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp những ưu đãi hơn so với các nước thành viên khác để các nước này có thể dễ dàng tham gia vào sân chơi chung của Công ước, Công ước đã quy định những điều khoản về ưu đãi, miễn trừ tại phần Phụ lục. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
2.3. Quy định về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ quốc gia nào; hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ). Quy định nhằm được áp dụng đối các tổ chức, cá nhân không là thành viên của Công ước Bern; mà vẫn được hưởng quyền tác giả tại Việt Nam; giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.
2.4. Bảng báo giá chi phí.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan: