TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LIÊN KẾT
Hà Nội, ngày tháng năm 20
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu liên kết
Kính gửi:
Công ty
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc:
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn được tư vấn về vấn đề đăng ký nhãn hiệu liên kết.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký nhãn hiệu liên kết, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề đăng ký nhãn hiệu liên kết:
2.1. Mục đích đăng ký nhãn hiệu liên kết.
Mục đích đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu liên kết để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của mình.
2.2. Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết.
- Đặc điểm chủ thể: Các nhãn hiệu phải do cùng một chủ sở hữu đăng ký mới có thể gọi là nhãn hiệu liên kết theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Đặc điểm về nhãn hiệu: Bên cạnh, cùng một chủ thể đăng ký, các nhãn hiệu được coi là nhãn hiêu liên kết phải thỏa mãn điều kiện là Các nhãn hiệu này có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau.
“Trùng” được hiểu là hoàn toàn giống nhau về cả nội dung và hình thức, “tương tự” có nghĩa là giống nhau về cả mặt hình thức và nội dung nhưng có điểm khác biệt cụ thể mà có thể nhận ra được bằng tên gọi, công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đó.
- Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ: Các nhãn hiệu này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp.
2.3. Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu liên kết.
- Thứ nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, màu sắc và sự kết hợp của những yếu tố đó. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Đây là những điều kiện để bất kỳ một nhãn hiệu nào muốn được bảo hộ đều phải đáp ứng. Chúng được quy định tại Điều 72, 73 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Thứ hai, bên cạnh điều kiện chung ở trên thì nhãn hiệu muốn được bảo hộ là nhãn hiệu liên kết thì còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 37.4, Điều 37 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Theo quy định này, trong đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết phải chỉ rõ yếu tố liên kết là gì. Yếu tố liên kết ở đây là dấu hiệu của nhãn hiệu hay là hàng hóa, dịch vụ. Và nhãn hiệu, hàng hóa nào được coi là cơ bản. Nếu không nêu được nhãn hiệu hay hàng hóa nào là cơ bản thì chúng sẽ không được coi là liên kết với nhau. Khi đó, nhãn hiệu sẽ chỉ được đăng ký là nhãn hiệu thông thường.
- Thứ ba, nhãn hiệu được bảo hộ nếu như chúng không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ. Ví dụ nhứ trường hợp nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy,...
2.4. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết.
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ
Việc này để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu liên kết, xem có bị trùng hay tương tự với các nhãn khác đã được bảo hộ trước đó hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết
Hồ sơ bao gồm các loại tài liệu sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
- 05 mẫu nhãn hiệu liên kết;
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền;
- Tài liệu nộp phí, lệ phí.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức
- Thẩm định hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
- Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn
- Đơn đăng ký nếu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được đăng công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.
- Thời hạn công bố trong vòng 2 tháng từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
- Đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
- Thời hạn thẩm định là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Quyết định cấp/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ
Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tệ sẽ gửi Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ đến địa chỉ trên tờ khai. Lúc này, cá nhân/tổ chức phải đến Cục để đóng các khoản phí, lệ phí.
Trường hợp không đóng phí hoặc đóng quá hạn thì Cục sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận. Vì vậy quý khách cần lưu ý để không ảnh hưởng đến thời gian được cấp Giấy chứng nhận.
Lưu ý về tờ khai khi đăng ký
Theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết:
Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau.
Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết quy định “Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” mà phải tuân theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểu 39 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
2.5. Bảng báo giá chi phí.
STT | Loại công việc | Chi phí |
1 | Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký nhãn hiệu liên kết | |
2 | Soạn thảo hồ sơ cho đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết | |
3 | Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền | |
4 | Đại diện Quý khách hàng giao dịch với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trình tự thủ tục nói trên |
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết
- Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa