Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO CÔNG TY ĐÃ GIẢI THỂ

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu của công ty đã giải thể


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Ngày 23/11/2018 khách hàng đã nộp đơn đăng kí nhãn hiệu X cho nhóm 23 các loại sợi dùng để dệt. Đến ngày 23/03/2020, Cục Sở hữu trí tuệ có quyết định từ chối vì cho rằng nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty B cho các loại sợi dùng để dệt có hiệu lực đến ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, công ty A biết rằng công ty B đã giải thể ngày 12/09/2014. Khách hàng mong muốn đưa ra những phương án để công ty A đăng kí được nhãn hiệu X.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký nhãn hiệu của công ty đã giải thể, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách hàng vấn đề đề đăng ký nhãn hiệu của công ty đã giải thể:

2.1. Quý khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu hay không?

Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Điều kiện 1: Phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 dưới dạng:

- Chữ cái, từ ngữ;

- Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều;

- Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện 2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt mới đủ điều kiện để được bảo hộ.

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ:

- Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

- Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

+ Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá dịch vụ.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

+ Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

Như vậy, theo nguyên tắc, nhãn hiệu của Quý khách hàng sẽ không được bảo hộ vì: nhãn hiệu này có dấu hiệu tương tự, nhãn hiệu của Quý khách hàng là PINKL và của công ty B là PINKK (tương tự về cách phát âm, tương tự về cấu tạo nhãn hiệu, trùng đến 4/5 chữ cái) gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty B đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, hơn nữa Quý khách hàng lại đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự cho loại hàng hóa trùng với hàng hóa mà công ty B đã đăng ký.

Tuy nhiên, theo thông tin cung cấp, Quý khách hàng vẫn có thể được đăng ký nhãn hiệu vì:

Thứ nhất, mặc dù văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của công ty B vẫn đang còn có hiệu lực đến ngày 31/12/2020, tuy nhiên công ty B đã giải thể (không còn tồn tại) ngày 12/09/2015, tức là trước ngày hết hiệu lực văn bằng bảo hộ. Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: Văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp.

Như vậy, khi văn bằng bảo hộ của công ty B chấm dứt thì nhãn hiệu của họ cũng sẽ không được bảo hộ nữa. Do đó, Quý khách hàng vẫn có thể có quyền được đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu văn bằng bảo hộ của công ty B bị chấm dứt hiệu lực vì lý do chủ sở hữu nhãn hiệu không còn tồn tại thì theo Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;”

Tức là sau 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu của công ty B bị chấm dứt, Quý khách hàng mới có thể được đăng ký nhãn hiệu X của mình.

Thứ hai, Quý khách hàng cũng có thể đăng ký nhãn hiệu X nếu chứng minh được nhãn hiệu không được công ty B sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng.

Căn cứ tại Điểm d Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng. Lúc này Quý khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu X mà không phải chờ 5 năm (như quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2.2. Phương án để Quý khách hàng đăng kí được nhãn hiệu

Dựa theo những phân tích ở trên về khả năng có thể đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi xin đưa ra các phương án để Quý khách hàng lựa chọn như sau:

Phương án 1: Quý khách hàng cần đưa ra chứng cứ để chứng minh công ty B đã không còn tồn tại vào thời điểm Quý khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 để yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của công ty B.

Tuy nhiên, với cách này Quý khách hàng sẽ phải chờ 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu của công ty B bị chấm dứt, Quý khách hàng mới có thể được đăng ký nhãn hiệu PINKL của mình. (Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Phương án 2: Quý khách hàng cần tìm bằng chứng chứng minh công ty B không sử dụng nhãn hiệu PINKK trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Nếu “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;” (Điểm d Khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng. Lúc này Quý khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu mà không phải chờ 5 năm (Điểm h Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) như ở phương án 1.

Phương án 3: Quý khách hàng cần đặt nhãn hiệu khác trong trường hợp cảm thấy có thể đặt nhãn hiệu khác thay cho nhãn hiệu X. Đây được xem là phương án cuối cùng được chọn lựa để tránh những tranh chấp không đáng có, tránh hao tổn công sức và tiền bạc.

2.3. Bảng báo giá chi phí.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký nhãn hiệu của

2

Đề ra các phương án để Quý khách hàng đăng ký nhãn hiệu

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Xem thêm các bài viết liên quan:

- Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

- Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa



Gọi ngay

Zalo