TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CHO DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
Hà Nội, ngày tháng năm 20
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Tư vấn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn
Kính gửi:
Công ty
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc:
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn được tư vấn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn:
2.1. Quy định pháp luật về nhãn hiệu
Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
Có thể hiểu "Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Bao gồm có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
2.2. Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v... Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời.
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn theo Bảng Nice 11 thuộc nhóm 43 và bao gồm một số sản phẩm như sau: Dịch vụ cơ sở lưu trú tạm thời [khách sạn, nhà trọ] (430004); Dịch vụ nhà trọ (430066); Dịch vụ khách sạn (430077); Dịch vụ khách sạn cạnh đường cho khách có ôtô (430183); Dịch vụ nhà nghỉ du lịch (430071); Dịch vụ nhà nghỉ cho người hưu trí (430013)…….
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu thì tại thời điểm đó bạn sẽ cần nắm rõ xem nhãn hiệu bạn chuẩn bị đăng ký đã được ai đăng ký hay chưa; hay là đã thuộc quyền sở hữu của ai chưa; hoặc là nhãn hiệu của bạn có vi phạm với những nhãn hiệu của người khác hay không…Việc tiến hành tra cứu này là bước cơ bản để bạn có thể nắm được khái quát khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mình muốn đăng ký.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của HTC Việt Nam. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
- Danh mục dịch vụ khách sạn dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
2.4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.
Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dành cho dịch vụ lưu trú khách sạn có thời hạn 10 năm từ ngày nộp đơn. Đó chính là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước quy định về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hay ngày nộp đơn quốc tế với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
Văn bằng bảo hộ có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp (cứ sau 10 năm gia hạn 1 lần). Nếu muốn thời gian gia hạn có hiệu lực thì trước 6 tháng chủ sở hữu phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời gian quy định nhưng không được quá 6 tháng kể từ khi văn bản bảo hộ hết hiệu lực. Lúc này, chủ văn bằng bảo hộ sẽ phải nộp lệ phí gia hạn cùng với 10% lệ phí gia hạn/1 tháng nộp muộn.
Lưu ý: Nhãn hiệu và danh mục của hàng hóa/dịch vụ không thể sửa đổi sau khi được cấp văn bằng bảo hộ. Lúc này chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được thay đổi tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ, sửa đổi bản mô tả tính chất/danh tiếng/chất lượng sản phẩm, thu hẹp phạm vi bảo hộ mang chỉ dẫn địa ký, bản đồ của khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhan hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
2.5. Bảng báo giá chi phí.
STT | Loại công việc | Chi phí |
1 | Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn | |
2 | Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ khách sạn | |
3 | Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ khách sạn | |
4 | Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ khách sạn | |
5 | Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có) để đăng ký thành công nhãn hiệu. |
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan: