TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
Hà Nội, ngày tháng năm 20
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Tư vấn về đăng ký bản quyền tác giả
Kính gửi:
Công ty
Địa chỉ:
Số điện thoại liên lạc:
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn được tư vấn đăng ký bản quyền tác giả.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn các vấn đề về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH;
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề về đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
2.1. Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
2.2. Các tác phẩm có thể thực hiện đăng ký bản quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác: là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
- Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
- Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
- Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Theo đó tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
- Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; Công trình kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2.3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Dựa theo quy định tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm có:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan. (tờ khai phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của tác giả, chủ sở hữu hoặc cá nhân được ủy quyền, có hướng dẫn chi tiết ở mặt sau tờ khai).
- Bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao của định hình tác phẩm (2 bản), một bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, một bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi giấy chứng nhận được cấp.
Riêng những tác phẩm như tượng, tranh, phù điêu, tác phẩm kích thước lớn hoặc cồng kềnh thì thay thế bản sao bằng ảnh chụp có không gian ba chiều.
- Nếu người nộp là người được ủy quyền thì kèm theo giấy ủy quyền có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.
- Nếu đối tượng nộp đơn là người được thường kế hay được chuyển giao cần cung cấp giấy tờ để chứng minh.
- Văn bản đồng ý, chấp thuận của các tác giả khác nếu tác phẩm là của đồng tác giả.
- Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu nếu có các quyền liên quan, quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt.
2.4. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc đăng ký bản quyền
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết để đăng ký.
Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền quyền tác giả
Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả.
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sau khi nộp
Hồ sơ sau khi nộp tới Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong quá trình thẩm định chuyên viên có thể sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm đăng ký
Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.
- Thời gian đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.
2.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Sau thời gian đó tác phẩm sẽ thuộc về công chúng.
Các tác phẩm khác không nằm trong các loại trên sẽ được bảo hộ trọn đời tác giả và thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời; nếu tác phẩm nhiều tác giả thì thời hạn bảo hộ kết thúc vào 50 năm sau thời điểm đồng tác giả cuối cùng qua đời.
2.6. Bảng báo giá chi phí.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội..
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan: