TƯ VẤN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại cụ thể, bởi vậy việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định chung trong Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ; hơn nữa đây lại là loại tranh chấp còn tương đối mới mẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục khởi kiện liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.
Những đổi tượng sau đây quyền nộp đơn khiếu nại, tố cáo:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tổ chức, cá nhân được ủy quyền có quyền khiếu nại việc cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
- Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền tố cáo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Người khiếu nại về việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan phải có đơn gửi Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật. Trong đơn nêu rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên. Kèm theo đơn khiếu nại là các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, hoặc quyết định huỷ bỏ hiệu lực, văn bản từ chối cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu, bằng chứng liên quan khác;
Người tố cáo phải có đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đơn nêu rõ ngày, tháng, năm tố cáo; tên, địa chỉ của người tố cáo; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo; nội dung, lý do tố cáo và yêu cầu của người tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên. Kèm theo đơn tố cáo là các tài liệu, bằng chứng liên quan.
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1.Tiếp nhận đơn: Tiếp nhận đơn thư trực tiếp.
Bước 2. Phân loại xử lý đơn.
Trong trường hợp đơn đúng thẩm quyền giải quyết thì vào sổ thụ lý giải quyết đơn và cấp phiếu xác nhận đã tiếp nhận đơn cho người đề nghị giải quyết tranh chấp nếu đơn chưa đáp ứng đủ các điều kiện như:
+ Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của người sử dụng dịch vụ hoặc người đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ;
+ Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp phải nêu rõ ngày, tháng, năn gửi đơn; họ tên địa chỉ của người đề nghị giải quyết tranh chấp; tên địa chỉ của bên cung cấp dịch vụ; kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ (nếu có);
+ Vụ việc tranh chấp chưa được khởi kiện ra Toà án để giải quyết. Thì có trách nhiệm hướng dẫn người đề nghị giả quyết tranh chấp thực hiện đúng các quy định đó.
- Tiếp nhận đơn thư qua đường bưu chính: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người đề nghị giải quyết tranh chấp về việc tiếp nhận đơn. Trường hợp không tiếp nhận đơn phải nêu rõ lý do từ chối.
Bước 3. Thẩm tra, xác minh làm rõ cơ sở pháp lý của vụ việc và hướng dẫn hai bên thương lượng giải quyết tranh chấp;
Bước 4.Trường hợp người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ đạt được thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp thì ra văn bản thông báo kết thúc việc tranh chấp. Văn bản thông báo được giao trực tiếp cho người đại diện hợp pháp của cả hai bên.
Bước 5. Việc hướng dẫn giải quyết tranh chấp được tiến hành giải quyết tai trụ sở cơ quan giải quyết tranh chấp với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của bên cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Trong quá trình hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện cơ quan và các bên tranh chấp.
Bước 6. Trường hợp người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ không đạt được thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp thì hai bên có quyền khởi kiện ra toà án ND có thẩm quyền để giải quyết theo định của pháp luật.
Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp có thể nộp hồ sơ qua hai cách: Trực tiếp tại cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc Thông qua hệ thống bưu chính.
Trong vòng 45 ngày làm việc kề từ ngày thụ lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến thành giải quyết vụ việc tranh chấp.
Hy vọng những thông tin mà Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp trên đây sẽ mang lại giá trị hữu ích cho Quý khách hàng.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
( L.Đ.T.Thủy)