Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu của doanh nghiệp để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình đối với các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, vì vậy chưa tìm hiểu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về việc đăng ký nhãn hiệu.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung 2009 và 2019.


II. Nội dung tư vấn

1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa:

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Để được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa thì phải đáp ứng điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019: (i) dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa của mình đối với các loại hàng hóa cùng loại khác, (ii) dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Và các dấu hiệu này không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 73 và Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019. Dựa vào những dấu hiệu này để cơ quan nhà nước làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩn khi doanh nghiệp có yêu cầu.

2. Các tài liệu cần có khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số 04-NH (02 bản). Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

- Mẫu nhãn hiệu (8 mẫu kèm theo, ngoài 2 mẫu được gắn trên Tờ khai)

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản)

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)

- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc kí hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp người khác) (01 bản)

Bên cạnh những tài liệu bắt buộc trên, người nộp đơn cần phải nộp thêm một số tài liệu khác (nếu có) như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt, tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

3. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4(210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền theo pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và xem xét nhãn hiệu mình dự định đăng ký trước khi nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước



Gọi ngay

Zalo