Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN ĐĂNG KÝ KHẨU HIỆU KINH DOANH

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ KHẨU HIỆU KINH DOANH

Kính chào Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty tôi muốn đăng ký bảo hộ khẩu hiệu kinh doanh (slogan) cho công ty nhưng bị từ chối với lý do mang tính mô tả. Tôi không hiểu tính mô tả là như thế nào và tôi phải làm gì để bảo hộ được slogan của công, vì nó mang thông điệp công ty gửi gắm đến khách hàng nên nhờ các luật sư giải đáp giúp. Tôi xim cảm ơn.

Trả lời

Xin chào Quý khách. HTC Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ Quý khách. Câu trả lời dưới đây hi vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của Quý khách.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007


2. Nội dung

a, Khái niệm

Slogan được hiểu như là khẩu hiệu kinh doanh của một công ty, là những từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, có tính mô tả, giàu hình dung, linh hoạt và mang thông điệp mà công ty muốn truyền tải đến khách hàng, đôi khi Slogan chứa đựng toàn bộ mục tiêu, chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.

b, Bảo hộ khẩu hiệu kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành

Hiện nay, trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (có hiệu lực từ 01/07/2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (có hiệu lực từ 01/01/2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm hay các quy định riêng về bảo hộ Slogan (khẩu hiệu kinh doanh), nhưng lại có quy định gián tiếp thông qua quy định tại Khoản 2 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ về Chỉ dẫn thương mại như sau: “Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 điều này là các dấu hiệu thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa”

Cũng tại Điều 40 Luật cạnh tranh năm 2004 có quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn như sau: “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về thông tin thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu thượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh”

Thực tế cho thấy, số lượng câu Slogan được bảo hộ rất ít và thường bị từ chối do mang tính mô tả tính chất, công dụng, phương pháp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Điều 74, khoản, điểm c của Luật Sở hữu trí tuệ. Các Slogan hiện nay thường được bảo hộ như một nhãn hiệu.

c, Lưu ý

Thực tế, các tổ chức cá nhân đăng ký Slogan tại Việt Nam hiện nay đều dưới dạng đơn đăng ký nhãn hiệu, do đó tiêu chí chung để thẩm định có hay không bảo hộ một Slogan là áp dụng các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhãn hiệu. Đó là các quy định về trình tự, thủ tục bảo hộ, điều kiện bảo hộ… Vì vậy, dễ dẫn tới tình trạng có những Slogan được chấp nhận bảo hộ dưới danh nghĩa là một nhãn hiệu, có những Slogan lại bị từ chối bảo hộ.

Một trong những điều kiện khắt khe khi đăng ký bảo hộ slogan là slogan đó không được mang tính mô tả, ví dụ: chứa từ ngữ là tên gọi của sản phẩm, thể hiện công dụng, giá trị, đặc tính, chất lượng của sản phẩm thì sẽ bị coi là “yếu tố không có tính phân biệt” và không được độc quyền sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Ví dụ: “Thơm Ngon Đến Giọt Cuối Cùng” (một slogan dùng cho nước mắm),

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về trường hợp đăng ký bảo hộ khẩu hiệu kinh doanh. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu




Gọi ngay

Zalo