THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU?
THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU?
Kính chào luật sư Công ty luật HTC Việt Nam, tôi là PNT (Lâm Đồng), hiện đang kinh doanh trà túi lọc Atiso. Mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Để khẳng định độc quyền nhãn hiệu Atiso cho công ty thì tôi đã tiến hành đăng kí nhãn hiệu “XXYZ” (viết in đậm, màu trắng) cho sản phẩm trà túi lọc Atiso. Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận. Tháng 2 vừa qua chúng tôi phát hiện trên thị trường có nước khoáng đóng chai của công ty cổ phần A.B (Lâm Đồng) mang nhãn hiệu “XXyZ” (viết in đậm, màu trắng). Theo như thông tin chúng tôi cung cấp cho luật sư thì có phải nhãn hiệu của chúng tôi bị xâm phạm không, nếu có thì mong luật sư phân tích rõ các yếu tố xâm phạm giúp tôi? Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
Nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thuộc nhóm đối tượng có tính thương mại. “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phẩn biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” – khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019)
Thứ nhất, theo Điều 5 nghị định 105/2006/NĐ-CP, đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:
“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.”
Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì đây là trường hợp có đầy đủ các căn cứ để xác định hành vi vi phạm.
Thứ hai, căn cứ vào khoản 1, Điều 129, Luật sở hữu trí tuệ thì công ty cổ phần A.B đã có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của công ty bạn vì “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ” vậy khi ra thị trường thì có khả năng gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ của công ty A.B sẽ xảy ra. Để xác định cụ thể, dấu hiệu nghi ngờ của anh PNT có phả là yếu tố xâm phạm hay không. Chúng tôi căn cứ vào khoản 3, điều 11, Nghị định số 105/2006/NĐ – CP để phân tích, so sánh hai nhãn hiệu này, cụ thể như sau:
- Hình thức nhãn hiệu:
Nhãn hiệu “XXYZ” : Đối với phần chữ, in đậm, màu trắng, viết liền, không dấu. 4 ký tự. Tất cả đều được viết in hoa
Bên cạnh đó, công ty A.B sản xuất sản phẩm trà túi lọc Atiso, mang nhãn hiệu “XXyZ”, khi so sánh với nhãn hiệu “XXYZ” của công ty bạn có sự tương đồng như sau:
Phần chữ “XXyZ” trùng 4 kí tự, có nghĩa là giống đến 100% so với “XXYZ”, chỉ khác ở chữ “y” của công ty anh PNT là viết in hoa, còn của công ty A.B được viết thường.
Có cùng kiểu chữ in, màu trắng, không dấu.
- Cách phát âm, phiên âm: Khi phát âm hai nhãn hiệu của cả hai công ty hầu như không có sự khác biệt. phần chữ được thiết kế giống như vậy thì với các chủ cửa hàng hay người tiêu thụ sản phẩm nếu không nhớ rõ các kí tự của sản phẩm nước đóng chai của công ty bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.
- Về sản phẩm: cả hai công ty đều kinh doanh trà túi lọc Atiso, mặt hàng chủ yếu vào các cửa hàng đặc sản. Có thể khẳng định công ty cổ phần L.A sản xuất sản phẩm nước đóng chai có lợi dụng sự uy tín, và lợi thế chiếm được thị trường lớn của công ty bạn bằng nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn.
Như vậy, dựa vào các phân tích trên của chúng tôi hoàn toàn có thể kết luận nhãn hiệu nước đóng chai của các bạn đang bị xâm phạm quyền.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Ngọc Thành)
Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn