Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Trong quá trình lao động xảy ra nhiều vấn đề bất đồng về quyền và lợi ích dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, người sử dụng lao động và tập thể lao động. Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm cuộc tranh chấp lao động lớn nhỏ diễn ra. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài đọc dưới đây:

Theo khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”.

Tranh chấp lao động gồm có tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tranh chấp lao động cá nhân trước khi tìm hiểu về tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động. Được pháp luật quy định cụ thể như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Điều 200 Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm có

“1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân”

2. Trình tự, thủ tục giải quyết

2.1. Bước 1

- Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 gồm các trường hợp:

“a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

- Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

- Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

- Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

- Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

2.2. Bước 2

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Theo Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định. Nếu hòa giải viên lao động hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định và một trong các bên có đơn khởi kiện, thì Tòa án thụ lý giải quyết.

Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: đối với một số loại việc tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, trừ những tranh chấp lao động mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của TAND cấp tỉnh.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo Điều 202 Bộ luật lao động 2012 quy định

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo