Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VIỆT NAM
Nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, "giống cây trồng" đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như yếu tố then chốt để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc chọn tạo giống cây trồng là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư lớn về cả nguồn lực tài chính, trí tuệ và công sức của nhà tạo giống với thời gian tương đối lâu dài. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin đề cập đến quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.
1. Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ phải là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
2. Chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là:
(1) Tổ chức, cá nhân chọn tạo giống cây trồng;
(2) Tổ chức, cá nhân phát hiện và phát triển giống cây trồng;
(3) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng;
(4) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phải thuộc các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới hoặc quốc gia có ký kết với nước Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng;
- Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới.
3. Thủ tục đăng kí bảo hộ giống cây trồng
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm: tính mới, tên giống, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, Quyết định cấp bằng bảo hộ phải công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo dự định từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và gửi cho người đăng ký có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam”. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Đinh Bảo Ngọc/261; Ngày viết: 10/6/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Những lợi ích khi được Luật sư tư vấn pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Tư vấn thủ tục đăng kí nhãn hiệu
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
- Hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Tư vấn yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ