Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI

QUY ĐỊNH CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI

Mọi doanh nghiệp đều có bí mật thương mại riêng mà không thể để người khác biết được. Các doanh nghiệp đã và đang nhận thức rõ được tầm quan trọng của bí mật thương mại và xây dựng các chính sách chặt chẽ để chống lại việc bộc lộ thông tin kinh doanh có thể gây tổn hại cho công ty. Sự bảo vệ của pháp luật là một trong những phương pháp tối ưu. Vì thế, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật thương mại:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009).


II. Nội dung tư vấn.

Bí mật thương mại được hiểu như thế nào?

Nhắc tới bí mật, ai cũng có thể hiểu được là những điều mà không thể chia sẻ được với ai và cũng không muốn mọi người biết tới. Cho nên, bí mật thương mại hiểu một cách đơn giản là những thông tin bí mật không được nhiều người biết đến sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng lại tạo ra cơ hội, lợi thế cạnh tranh cho người chủ sở hữu khi sử dụng các thông tin bí mật đó.

Nói một cách chung nhất, thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh thì đều được coi là bí mật kinh doanh. Việc sử dụng trái phép những thông tin đó bởi người khác ngoài chủ sở hữu được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm bí mật thương mại.

Các đối tượng có thể được coi là bí mật thương mại gồm có:

- Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất;

- Bộ sưu tập dữ liệu, ví dụ, danh sách khách hàng;

- Kiểu dáng, hình vẽ, kế hoạch và bản đồ;

- Các thuật toán, quy trình được thực hiện trong chương trình máy tính và bản thân chương trình máy tính;

- Công thức để sản xuất một sản phẩm;

- Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị;

- Thông tin tài chính;

- Hồ sơ cá nhân;

- Tài liệu hướng dẫn;

- Nguyên liệu;

- Thông tin về các hoạt động nghiên cứu và triển khai...

Bí mật thương mại trong sở hữu trí tuệ

Nếu như sáng chế, doanh nghiệp cần phải đăng ký thì mới nhận được sự bảo hộ của pháp luật thì bí mật thương mại được bảo hộ của pháp luật mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào để đăng ký. Tuy nhiên, có một số điều kiện nhất định đối với thông tin được coi là bí mật thương mại. Việc tuân thủ các điều kiện đó có thể làm cho việc bảo hộ bí mật thương mại khó khăn và tốn kém hơn so với ban đầu. Những điều kiện đó được quy định tại Điều 39 Hiệp định TRIPS của WTO, bao gồm 3 điều kiện:

- Thông tin phải bí mật, nghĩa là không để được biết đến một cách rộng rãi hoặc được tiếp cận một cách dễ dàng bởi những người xử lý thông tin đó một cách thông thường;

- Phải có giá trị thương mại;

- Và phải được chủ sở hữu áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ bí mật các thông tin đó.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về bí mật thương mại trong sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo