PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
Hiện nay, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt với nhau. Để lập một thương hiệu, nhãn hiệu mới đủ sức cạnh tranh là một điều hết sức khó khăn, vì khi đó các doanh nghiệp cần phải tính tới chuyện làm sao để đủ sức đứng vững trên thị trường. Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ đang là hai hoạt động phổ biến nhất hiện giờ. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp nhưng không mất quá nhiều công sức và chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên, pháp luật quy định như thế nào về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
II. Nội dung tư vấn.
Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?
Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu (bên chuyển giao) cho phép cá nhân, tổ chức khác (bên nhận chuyển giao) được phép sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ, phạm vi quyền sử dụng của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thể hiện bằng văn bản, được gọi là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Luật sư lưu ý gì cho các doanh nghiệp với các trường hợp hạn chế chuyển giao?
Thứ nhất, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;
Thứ hai, bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên chuyển quyền hợp đồng sơ cấp;
Bên cạnh đó, bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Luật sư tư vấn các dạng hợp đồng và nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu:
Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ có liệt kê các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, gồm ba dạng hợp đồng:
- Hợp đồng độc quyền: được hiểu là là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu mà bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
- Ngược lại với hợp đồng độc quyền là hợp đồng không độc quyền – mà theo đó bên chuyển quyền có thể chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hay quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bất kỳ người nào trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng;
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.
Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu phải bao gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
- Dạng hợp đồng;
- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
- Thời hạn hợp đồng;
- Giá chuyển giao quyền sử dụng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về nhượng quyền thương mại trong sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu (logo).
Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký