NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐƯỢC ĐỘC QUYỀN ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG BAO BÌ VÀ NHÃN HIỆU
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐƯỢC ĐỘC QUYỀN ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG BAO BÌ VÀ NHÃN HIỆU
Một sản phẩm tới được tay người tiêu dung thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí như về chất lượng, nhãn dán, đóng gói, hạn sử dụng… Nhưng khi đóng gói sản phẩm và dán nhãn, các doanh nghiệp phải chú ý tới quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này và đặc biệt cần phải chú ý tới luật sở hữu trí tuệ. Bạn nên tìm hiểu quy định về luật sở hữu trí tuệ về vấn đề được độc quyền đối với việc sử dụng bao bì, nhãn hiệu như thế nào qua bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
II. Nội dung tư vấn.
Bao bì là gì?
Bao bì (bao gói) là thứ liên quan đến hình dáng của nhãn hàng, vật liệu và kiểu hộp được sử dụng để đóng gói sản phẩm. Bao bì đóng vai trò rất quan trọng nhằm:
- Hỗ trợ việc cất giữ và vận chuyển;
- Hỗ trợ việc sử dụng thiết bị vận chuyển có hiệu quả hơn;
- Bảo vệ sản phẩm;
- Hỗ trợ việc bán sản phẩm;
- Hỗ trợ việc sử dụng sản phẩm;
- Cung cấp giá trị tái sử dụng cho người tiêu dùng.
Vậy còn nhãn hàng?
Nhãn hàng là vật được gắn lên sản phẩm để nhận dạng hoặc đưa ra những hướng dẫn hoặc chi tiết liên quan đến chủ sở hữu, cách sử dụng, bản chất, nơi đến, v.v. của sản phẩm. Những nội dung liệt kê dưới đây là một vài trong số những yêu cầu và chức năng chung nhất của nhãn hàng:
- Nhãn sản phẩm: thường mô tả về thành phần nguyên liệu thô, nhà cung cấp sản phẩm và nước xuất xứ;
- Nhãn hướng dẫn sử dụng: ngày càng có vai trò quan trọng đối với nhiều sản phẩm. Một bản mô tả tóm tắt những điều cần lưu ý và bảo dưỡng sản phẩm cho người tiêu dùng nói chung;
- Nhãn cảnh báo khi vận chuyển: được sử dụng trên các kiện hàng, như “Xếp theo chiều này” (This way up), “Hàng dễ vỡ” (Fragile), “Hàng nặng” (Heavy), v.v.. Các nhãn này được thiết lập theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến đóng gói và dán nhãn?
Khi đưa ra quyết định đóng gói hoặc dán nhãn thì phải lưu ý đến các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan và quyết định thời điểm và cách thức bảo vệ các quyền đó, bao gồm:
- Các từ, chữ cái, tên, khẩu hiệu, hình vẽ, thiết kế, ký hiệu, yếu tố hình họa hoặc sự kết hợp của các yếu tố này, được sử dụng trong đóng gói hoặc dán nhãn, có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu nếu chúng được sử dụng để nhận dạng hoặc phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Các công ty cũng có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể trên bao bì hoặc nhãn hàng nhằm cùng tiếp thị các sản phẩm của một nhóm công ty hoặc hỗ trợ việc nhận diện sản phẩm, hoặc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để xác nhận rằng sản phẩm của họ tuân thủ một loạt tiêu chuẩn đã được thiết lập từ trước. Cả nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thể ₫ược sử dụng đồng thời với nhãn hiệu riêng của công ty;
- Một số sản phẩm có nguồn gốc địa lý riêng biệt có thể được gắn nhãn hàng, đóng gói và quảng cáo theo chỉ dẫn địa lý, nơi mà chất lượng, uy tín hoặc các đặc tính khác được tạo thành từ nguồn gốc địa lý và được bảo hộ làm chỉ dẫn địa lý. Đối với một số sản phẩm nhất định (rượu vang và rượu mạnh) thì điều quan trọng là các nhà xuất khẩu phải đặc biệt lưu ý không được sử dụng các cụm từ trong nhãn hàng hoặc bao bì mà được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý trừ khi các sản phẩm đó được chứng nhận bởi các tổ chức có liên quan rằng sản phẩm ₫ược phép sử dụng chỉ dẫn địa lý đó;
- Trong một số trường hợp, một nhãn hàng có thể bao gồm hình ảnh, hình vẽ hoặc tác phẩm nghệ thuật hoặc mỹ thuật ứng dụng mà có thể đang được bảo hộ quyền tác giả.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về những lưu ý để được độc quyền đối với việc sử dụng bao bì và nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu (logo).
Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký