NGƯỜI LÀM THUÊ TẠO RA SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG HOẶC TÁC PHẨM SÁNG TẠO CÓ QUYỀN GÌ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
NGƯỜI LÀM THUÊ TẠO RA SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG HOẶC TÁC PHẨM SÁNG TẠO CÓ QUYỀN GÌ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
Không phải trong mọi trường hợp, người tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ đều là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, các doanh nghiệp thuê người về để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của mình là rất phổ biến vì không phải ai cũng có đủ kiến thức chuyên sâu để hiểu được chúng. Trong trường hợp này, người thuê tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ sẽ có quyền gì về sở hữu trí tuệ, cùng tham khảo trong bài tư vấn dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
II. Nội dung tư vấn.
Các công ty thường thuê các nhà tư vấn, cố vấn hoặc nhà thầu độc lập để tạo ra một sản phẩm mới và có tính nguyên gốc của mình. Những sản phẩm này có thể là kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, tài liệu đào tạo, tài liệu thông tin, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm, trang điện tử (website), thiết kế, hình vẽ, báo cáo nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, biểu trưng cho chiến dịch quảng cáo... Cả công ty và nhà thầu độc lập phải cẩn thận khi tham gia một hợp đồng để giải quyết một các thỏa đáng các câu hỏi liên quan đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ:
- Thứ nhất, đối với sáng chế:
Một công ty thuê một nhà thầu độc lập phát triển sản phẩm hoặc quy trình mới thì sẽ sở hữu quyền bất kỳ đối với sáng chế, trừ khi có thỏa thuận khác. Điều này có nghĩa là, nếu nhà thầu không có hợp đồng văn bản với công ty để chuyển nhượng sáng chế đó cho công ty thì công ty sẽ không có quyền sở hữu đối với sáng chế đã được sáng tạo ra dù cho công ty trả tiền để làm ra các sáng chế đó.
- Thứ hai, đối với quyền tác giả:
Tác giả hành nghề sáng tạo tự do sẽ sở hữu quyền tác giả nếu người đó không ký hợp đồng bằng văn bản để chuyển nhượng quyền. Nhưng nếu có hợp đồng, công ty ký hợp đồng với tác giả sáng tạo thường sẽ sở hữu tài sản trí tuệ (tác giả vẫn giữ quyền nhân thân đối với tác phẩm). Trong trường hợp không có hợp đồng, người trả tiền cho việc tạo ra tác phẩm sẽ có quyền sử dụng tác phẩm cho các mục đích mà theo đó nó được tạo ra. Ví dụ, công ty đã trả tiền cho nhà thầu độc lập để xây dựng một trang web riêng cho họ thì không sở hữu sản phẩm đã được tạo ra theo hợp đồng và không thể thay đổi nội dụng hoặc cho phép bất kỳ người nào được sao chép nội dung nếu không nhận được sự cho phép từ nhà thầu trên.
- Thứ ba, đối với kiểu dáng công nghiệp:
Nếu nhà thiết kế ký hợp đồng tạo ra một thiết kế cụ thể thì trong nhiều trường hợp, các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không tự động chuyển giao cho bên tham gia hợp đồng mà vẫn thuộc về nhà thiết kế tự do. Bên tham gia hợp đồng sẽ chỉ sở hữu các quyền đối với thiết kế nếu họ thanh toán tiền thù lao cho nhà thiết kế đó.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về việc người làm thuê có quyền gì về sở hữu trí tuệ khi tạo ra sáng chế, kiểu dáng hoặc tác phẩm. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn