LÀM SAO ĐỂ YÊU CẦU HỦY BỎ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
LÀM SAO ĐỂ YÊU CẦU HỦY BỎ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?
Hiện nay, nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng, và đi kèm theo đó là cả yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Vậy, yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây trình bày về vấn đề này.
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN;
- Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.
II. Nội dung tư vấn
1. Điều kiện thực hiện yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Phải nộp lệ phí yêu cầu và phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí đăng bạ và phí công bố quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Căn cứ theo Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ trong trường hợp sau:
- GCN đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không có quyền đăng ký. Và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu
+ Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
- GCN đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
2. Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm 1 bộ tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
- Chứng cứ (nếu có)
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hộ
- Bản giải trình lý do yêu cầu. Cần nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Và các tài liệu liên quan khác.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí. Áp dụng với trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính. Hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trong một đơn có thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ. Với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ.
3. Xử lý yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu
Tổ chức, cá nhân yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cầu tới Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Tổ chức trao đổi ý kiến
Trường hợp người thứ ba yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu. Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ. Trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. Để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan.
Bước 3: Ra quyết định
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hoặc thông báo từ chối hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn ra quyết định và thông báo là 3 tháng, Kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng mà chủ văn bằng không có ý kiến. Hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 3 tháng nếu chủ văn bằng có ý kiến khác với chủ đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không được tính vào thời hạn nêu trên.
Nếu không đồng ý với nội dung quyết định, thông báo xử lý yêu cầu hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Người yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo đó.
Bước 4: Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia
Quyết định hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng. Kể từ ngày ra quyết định.
4. Hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Đối với đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của người thứ ba đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid. Cục Sở hữu trí tuệ thông báo nội dung yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu. Thông qua Văn phòng quốc tế. Trong đó ấn định thời hạn 3 tháng kể từ ngày ra thông báo. Để chủ nhãn hiệu có ý kiến.
Quyết định hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được gửi cho Văn phòng quốc tế. Để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định tương ứng của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid. Và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Các quy định liên quan khác về xử lý đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Được thực hiện như đối với đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về vấn đề yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng tham khảo và xem xét giấy tờ cũng như thủ tục để yêu cầu hủy giấy chứng nhận nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Thùy Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu