LÀM SAO ĐỂ BẢO HỘ SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HỮU ÍCH QUỐC TẾ?
LÀM SAO ĐỂ BẢO HỘ SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HỮU ÍCH QUỐC TẾ?
Trong xu hướng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp hướng tới không chỉ phát triển trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn hướng tới thị trường quốc tế. Vậy làm cách nào để các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của mình tại một quốc gia khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
II. Nội dung tư vấn.
1. Quy định của pháp luật quốc tế về đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích.
Sáng chế/giải pháp hữu ích là 1 trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ ba.
Và theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - viết tắt “PCT” là một hiệp ước với 152 thành viên, trong đó, Việt Nam tham gia hiệp ước này từ năm 1993. PCT giúp cho sáng chế có thể được bảo hộ cùng một lúc tại nhiều quốc gia chỉ với việc nộp một đơn đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế thay bởi việc phải nộp nhiều đơn quốc gia riêng biệt với các cơ quan sáng chế từng quốc gia. Việc cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn được thẩm định theo luật của từng quốc gia được chỉ định theo luật định của quốc gia đó.
2. Trách nhiệm của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam:
- Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;
- Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của PCT;
- Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;
- Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của PCT;
- Kiểm tra đối tượng yêu cầu bảo hộ để xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn có thuộc diện bí mật quốc gia hay không. Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn sáng chế thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;
- Gửi một bộ hồ sơ đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bộ cho Cơ quan tra cứu quốc tế;
- Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.
3. Luật sư tư vấn các điều kiện và thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký quốc tế bảo hộ sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT:
- Phải đáp ứng yêu cầu chủ thể của Hiệp ước PCT thì trong đơn cần ít nhất 01 cá nhân là công dân mang quốc tịch tại nước là thành viên hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hiệp ước PCT.
- Người nộp đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT trực tiếp cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua Cục Sở hữu trí tuệ để Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra sơ bộ về hình thức;
Thời hạn gửi hồ sơn đơn tới Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế là 12 tháng và điều kiện an ninh là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên.
- Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế quốc tế gồm:
+ 03 Tờ khai “PCT REQUEST”;
+ 03 Bản mô tả sáng chế (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh);
+ Bản sao đơn đầu tiên để làm đơn ưu tiên nộp cho Văn phòng quốc tế;
+ Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Phí thẩm định sơ bộ hình thức: 300.000VNĐ;
+ Phí nộp cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu.
- Cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế đặt tại: Australia, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Singapore, Cơ quan sáng chế Châu Âu.
- Hình thức nộp đơn: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế nguồn gốc Việt Nam trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại Hồ Chính Minh và Đà Nẵng;
Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, gửi kèm bản photo Giấy biên nhận chuyển tiền theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về thủ tục hủy bỏ và chấm dứt hiệu lực văn bản bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế.
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam.
Sự khác biệt cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh thương mại.