HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN LÀM TÁC PHẨM PHÁI SINH NHANH CHÓNG
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN LÀM TÁC PHẨM PHÁI SINH NHANH CHÓNG
Để làm một tác phẩm tái sinh thì trước tiên bạn phải thỏa mãn được các điều kiện, sau đó mới tiến hành các thủ tục chuyển nhượng quyền làm tác phẩm tái sinh. Pháp luật hiện hành có quy định về điều kiện để làm tác phẩm tái sinh và thủ tục chuyển nhượng, tuy nhiên do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên không phải ai cũng nắm được điều đó. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Nội dung tư vấn
Tác phẩm phái sinh được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009: “là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”
2.1. Điều kiện làm tác phẩm tái sinh
Làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền nhân thân của tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Đây là một trong những quyền được pháp luật bảo hộ, do vậy, để được làm tác phẩm phái sinh bạn phải được chủ sở hữu cho phép thực hiện theo quy định.
Như vây, trước khi làm tác phẩm tái sinh bạn cần xin phép và phải có sự đồng ý của tác giả.
2.2. Thủ tục chuyển nhượng quyền làm tác phẩm tái sinh
Sau khi được sự đồng ý của tác giả tác phẩm, bạn sẽ phải tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ. Hợp đồng bao gồm:
+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
+ Căn cứ chuyển nhượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Bên cạnh đó, bạn sẽ phải thanh toán một khoản thù lao nhất định cho tác giả theo nguyên tắc sau:
Việc trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất sử dụng tác phẩm.
Việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, trong trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của tác giả có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 5-10 triệu đồng và buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm theo quy định tại Điều 12 nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền làm tác phẩm phái sinh nhanh chóng. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Liệu)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan
Tư vấn pháp luật về quyền tác giả
Cần lưu ý gì khi sử dụng những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả