HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ THEO CÔNG ƯỚC PARIS
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ THEO CÔNG ƯỚC PARIS
Trong thời buổi xu thế hội nhập quốc tế chứng minh bằng sáng chế là một công cụ mạnh để phát triển kinh tế. Và vấn đề quan trọng được các chủ sáng chế quan tâm đó là tạo ra lợi ích từ sáng chế đó. Điều này có thể được thực hiện qua việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ quyền lợi của họ. Bài viết hôm nay sẽ nói về đăng ký sáng chế quốc tế theo công ước Paris.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung 2009 và 2019
- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
II. Nội dung tư vấn
1. Đối tượng được công ước Paris bảo hộ là gì?
Công ước Paris là một điều ước quốc tế quy định quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế. Tính đến ngày 31/12/2013, đã có 175 quốc gia là thành viên của Công ước Paris. Công ước Paris tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương và song phương khác về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 2 Điều 1 Công ước Paris 1883).
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong công ước được quy định ra sao?
Tại Điều 2 Công ước Paris 1883 đề ra nguyên tắc đối xử quốc gia, mà theo đó công dân Việt Nam và công dân của bất kỳ nước thành viên như công dân của tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định trong việc bảo hộ patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh tại các nước đó, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân của nước tương ứng.
3. Nguyên tắc được hưởng quyền ưu tiên tiến trong công ước như thế nào?
- Công ước đề ra nguyên tắc được hưởng quyền ưu tiên trong việc đăng ký mở rộng thị trường quốc tế (Khoản A, B, C Điều 4 Công ước Paris 1883). Công ước cho phép người nộp đơn sáng chế ở một nước thành viên sử dụng ngày nộp đơn đầu tiên của mình như ngày nộp đơn hợp lệ của đơn tiếp theo ở các nước thành viên khác, với điều kiện đơn đó phải được nộp trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Ví dụ, nếu một đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Nhật Bản trong thời hạn dưới 12 tháng tính từ ngày đơn đầu tiên được nộp ở Canada thì ngày nộp đơn tại Canada được coi là ngày nộp đơn của đơn nộp tại Nhật Bản. Theo Công ước Paris, đơn đầu tiên phải là đơn của cùng một sáng chế. Bản sao có xác nhận về đơn đầu tiên có thể được yêu cầu nộp ở nước mà người nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) là một thỏa thuận đặc biệt theo Điều 19 Công ước Paris và cũng quy định thời hạn 12 tháng ưu tiên.
- Theo đó, khi một công dân Việt Nam đã nộp đơn đầu tiên để đăng ký sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bằng tác giả sáng chế tại bất kỳ một trong các nước thành viên nào của Công ước, trong thời hạn 12 tháng tiếp theo đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng tiếp theo đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá, nếu tiếp tục nộp đơn đăng ký những quyền sở hữu trên tại các nước thành viên khác thì sẽ có quyền yêu cầu các quốc gia liên quan xem ngày ưu tiên của các đơn nộp tiếp sau này sẽ là ngày đã nộp đơn đầu tiên.
- Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Marid. Quý khách hàng tham khảo và xem xét lựa chọn đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu của mình dự định theo hệ thống Marid. Trong quá trình đăng ký nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
4. Quy trình thực hiện đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris
- Theo Công ước Paris, chủ sở hữu sáng chế Việt Nam sẽ lựa chọn nộp đơn trước tiên tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn đăng ký bảo hộ để hưởng quyền ưu tiên của ngày nộp đơn sớm nhất (ưu tiên nộp tại Việt Nam đầu tiên), sau đó trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, tiến hành thủ tục nộp đơn tại các quốc gia còn lại.
Ví dụ: Nộp tại Việt Nam ngày 01/01/2020 thì hạn cuối cùng nộp tại các nước còn lại là 01/01/2021.
Và các hình thức của đơn sẽ được thẩm định theo luật của các quốc gia.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về vấn đề đăng ký sáng chế quốc tế theo công ước Paris. Quý khách hàng tham khảo và xem xét khi đăng ký quốc tế cho sáng chế mình dự định đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền không. Trong quá trình thực hiện nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích