HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO THỎA ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ MADRID
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO THỎA ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ MADRID
Đăng ký nhãn hiệu thông qua thỏa ước Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Thoả ước Madrid (gồm 56 nước bao gồm Việt Nam). Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.
I. Căn cứ pháp lý
- Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, sửa đổi năm 1979;
- Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1989;
- Luật Sở hữu trí tuệ số 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
II. Nội dung tư vấn
1. Khái quát chung về Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid
Hiện nay, Việt Nam vừa là thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891) vừa là thành viên của Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (1989), cho nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức này để đăng ký nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên. Hai điều ước quốc tế này nằm thiết lập hệ thống đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu được hoàn tất thông qua WIPO (hệ thống Madrid).
Ưu điểm của hệ thống Madrid với chủ sở hữu của một nhãn hiệu là sau khi đăng ký nhãn hiệu hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với cơ quan sở hữu trí tuệ của nước xuất xứ
Thông qua các điểm khác biệt cơ bản nêu trên, có thế thấy những ưu và nhược điểm của từng hình thức đăng ký theo Thỏa ước Madrid và theo Nghị định thư Madrid. Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chú ý đến tính hiệu quả để lựa chọn hình thức đơn đăng ký phù hợp.
2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của hệ thống Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của hệ thống Madrid.
Doanh nghiệp có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam, trong các trường hợp sau đây:
1. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;
2. Doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
3. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Ngoài đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với đăng ký nhãn hiệu trong nước - thì doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần lưu ý thêm: việc đăng ký phải được tiến hành tại 01 quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.
4. Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế dưới hình thức này thì nên thực hiện tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.
Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và đảm bảo nhãn hiệu của mình không tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.
5. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
1. Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí).
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn.
3. Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
4. Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì có thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
6. Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
7. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
8. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
9. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
10. Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
11. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại).
12. Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).
Cục Sở hữu trí tuệ chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
Lưu ý:
1. Doanh nghiệp cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Doanh nghiệp phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Doanh nghiệp phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
3. Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Quý khách hàng tham khảo và xem xét lựa chọn đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu của mình dự định theo hệ thống Madrid. Trong quá trình đăng ký nếu có gì thắc mắc hoặc cần tư vấn quý khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Thùy Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước