Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG NHỮNG TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG NHỮNG TÁC PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Quyền tác giả là một quyền được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Các tác giả sẽ đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tránh việc bị xâm phạm các quyền của mình bởi những chủ thể muốn sử dụng tác phẩm của học. Vậy những chủ thể khác cần lưu ý gì khi sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả? Trong bài viết này, Công ty luật TNHH HTC sẽ tư vấn cho bạn những điểm cần chú ý trước khi sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả để tránh khỏi xâm phạm quyền.

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019


II. Nội dung tư vấn:

1. Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo Điều 18, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó:

- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền sẽ thực hiện các quyền này hoặc cho phép người khác thực hiện. Các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Cần lưu ý gì khi sử dụng những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

Thứ nhất, bạn cần xác định xem liệu việc sử dụng các tác phẩm đó có cần phải ký một hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu quyền hay không? Các hành vi sử dụng tác phẩm có bảo hộ quyền tác giả có thể kể đến như sử dụng một bài hát trong một chương trình truyền hình hay việc bán và phân phối đĩa CD, việc sử dụng các phần mềm trong máy tính của các doanh nghiệp. Hầu hết các hành vi sử dụng hay khai thác thương mại các quyền như vậy đều cần tới một hợp đồng li-xăng hoặc chuyển nhượng quyền từ chủ sở hữu, do vậy, việc xác định có phải có hợp đồng li-xăng hay không là rất quan trọng. Tiếp đó, các chủ thể muốn sử dụng cần xác định chủ sở hữu quyền để đàm phán, soạn thảo và ký kết một hợp đồng li-xăng trước khi sử dụng và khai thác tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Bạn cũng có thể tìm đến các luật sư để có thể được tư vấn tốt nhất về các điều khoản trong hợp đồng này.

Thứ hai, bạn cần xác định xem quyền tác giả được quản lý bởi chính chủ sở hữu, nhà sản xuất hay được quản lý bởi một tổ chức tập thể nào hay không. Nếu có một tổ chức quản lý quyền tập thể, khi hợp tác với tổ chức này, bạn có thể tiết kiệm được nhiều sức lực và tiền bạc. Tổ chức này có thể đơn giản hóa đáng kể quy trình nhận li-xăng các tác phẩm, trực tiếp giao dịch với các tác giả, chủ sở hữu riêng lẻ. Tổ chức cũng cung cấp dịch vụ tập trung theo tỉ lệ phí và các điều kiện sử dụng có thể được thương lượng và nhận sự cho phép một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Thứ ba, bạn cần xin phép sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Đối với suy nghĩ của không ít người hiện nay, các tác phẩm được công bố trên Internet là thuộc sở hữu công cộng và có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm đó. Tuy nhiên, dù được công bố ở phương tiện nào và tác phẩm đó vẫn đang trong thời hạn bảo hộ thì việc sử dụng cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Ngoài ra, bạn có thể xác định thêm liệu hành vi của mình có thuộc trường hợp được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ hay không.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các điểm cần chú ý trước khi sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Lan Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Tham khảo bài viết liên quan:

Các trường hợp giới hạn quyền tác giả

Tư vấn trường hợp tác giả bị “ăn cắp bản quyền” khi chưa đi đăng ký

Tư vấn về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan



Gọi ngay

Zalo