Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ?

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ?

Sáng chế là một trong những đối tượng tương đối phổ biến và quan trọng hàng đầu hiện nay trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức đều muốn nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với sáng chế thông qua hình thức đăng ký bảo hộ. Vậy những đối tượng nào có thể được cấp bằng bảo hộ sáng chế? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

I.CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.


II. NỘI DUNG

1.Định nghĩa

Căn cứ theo khoản 12 điều 4, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 xác định

“…Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Như vậy, sáng chế có thể là một sản phẩm hoặc một quy trình có sự áp dụng quy luật của tự nhiên để tạo ra cái mới.

2. Cách xác định đối tượng để được bảo hộ là sáng chế.

Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, sáng chê được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

a) Tính mới của sáng chế

Theo quy định tại điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 tính mới của sáng chế được xác định như sau:

- Tính mới của sáng chế

+ Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.”

Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

-Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

-Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

-Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

b) Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. (Điều 61, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019)

c) Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

d) Đối tượng không thuộc các trường sau:

Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Cách thức thể hiện thông tin;

Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

Giống thực vật, giống động vật;

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình sinh vật;

Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Lưu ý: trường hợp sáng chế chỉ đáp ứng hai điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó không được cấp Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Võ Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vnXem thêm bài viết có liên quan:

Làm sao để bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích quốc tế?

Quyền sở hữu trí tuệ được định giá như thế nào và lưu ý?



Gọi ngay

Zalo