Bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp: Thách thức và giải pháp
BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
Trong thời đại hiện nay, khi kinh tế phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, quyền sở hữu công nghiệp trở nên ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, việc bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp trở thành điều không thể thiếu. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ chỉ ra những thách thức và giải pháp của bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp.
1. Sáng chế và bảo hộ sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
2. Điều kiện bảo hộ sáng chế
Để sáng chế được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, những điều kiện chung đối với bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế được quy đinh như sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
(Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
3. Những thách thức của bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp
Xu thế chung của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang đàm phán hướng tới một hệ thống sở hữu trí tuệ có mức độ bảo hộ mạnh mẽ, mở rộng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Vì thế mà việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ sáng chế đang gặp phải không ít những thách thức nhất định.
Thứ nhất, về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là một trong những tiêu chí bảo hộ của sáng chế. Một sáng chế có thể rất sáng tạo, nhưng nếu không thể áp dụng trong thực tế hoặc không có giá trị thương mại, thì việc bảo hộ sáng chế trở nên vô ích.
Thứ hai, đôi khi việc xác định tính mới và sáng tạo của một sáng chế có thể sẽ gặp không ít những khó khăn. Để được bảo hộ thì một trong những điều kiện của sáng chế là cần có tính mới và sáng tạo. Sáng chế được coi là tính mới khi không bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức khác ở trong hay ngoài nước trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngoài ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế hưởng quyền ưu tiên. Khi sáng chế bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó thì cũng không được coi là có tính mới và sáng tạo. Như vậy, việc xác định tính mới và sáng tạo của một sáng chế là một trong những thách thức trong bảo hộ sáng chế có thể gặp.
Thứ ba, thách thức trong việc xác định đối tượng không được bảo hộ. Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa dưới danh nghĩa sáng chế như: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, giống thực vật, giống động vật,... Như vậy không phải tất cả đối tượng đều được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.
Thứ tư, sáng chế là sản phẩm của trí tuệ con người đem lại nhiều lợi ích cho cả chủ sở hữu, cho xã hội và sự phát triển của đất nước nên được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, việc bảo hộ sáng chế tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế, và nếu như sự độc quyền này bị lạm dụng sẽ tác động tiêu cực đến lợi ích của xã hội.
4. Giải pháp hoàn thiện bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp
Thứ nhất, để đảm bảo khả năng áp dụng công nghiệp, cần xem xét kỹ lưỡng về tính thực tế và giá trị thương mại của sáng chế trước khi nộp đơn bảo hộ. Xuất phát từ yêu cầu của sáng chế là một giải pháp kỹ thuật giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn nên có thể khẳng định khả năng áp dụng công nghiệp là một yêu cầu luôn gắn liền với thực tiễn xã hội. Sáng chế phải gắn liền với những hiện thực khách quan, không thể đưa ra những sáng chế mà không thể sử dụng trong thực tiễn xã hội được.
Thứ hai, cần thực hiện nghiên cứu kỹ thuật và tìm hiểu về các công trình liên quan để đảm bảo tính mới và sáng tạo của sáng chế.
Thứ ba, cần hiểu rõ các đối tượng không được bảo hộ và đảm bảo sáng chế. Sáng chế là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, phải đảm bảo tính sáng tạo, tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Bên cạnh đó, để đăng ký bảo hộ sáng chế, đối tượng cũng không được thuộc các trường hợp cấm theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, cần duy trì sự cân bằng giữa chủ sở hữu sáng chế với lợi ích chung của cộng đồng và các chủ thể sáng tạp khác bằng việc áp dụng và thực thi quyền sở hữu công nghiệp một cách linh hoạt, có hiệu quả. Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích xã hội là sự dung hòa về quyền lợi để tạo ra những điều kiện phát triển, tồn tại cho các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Bảo hộ sáng chế trong quyền sở hữu công nghiệp: Thách thức và giải pháp”. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cụng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thị Ánh Dương/264; Ngày viết: 10/05/2024)
_____________________________________________________
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-----------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan
3 Biện pháp doanh nghiệp cần biết để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN
Tư vấn dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn vằng bảo hộ
Tư vấn đăng ký bảo hộ bằng sáng chế, giải pháp hữu ích
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định hiện hành
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp