TƯ VẤN XIN CẤP PHÉP THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Thành lập phòng khám đa khoa cần phải có cấp giấy phép thành lập của Sở Y tế với trình tự, thủ tục khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Nhiều người muốn kinh doanh dịch vụ này nhưng không biết mình có đủ điều kiện hay không và trình tự thủ tục như thứ nào. Biết được như cầu của khách hàng, Công ty luật HTC Việt Nam sẵn sàng cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn thành lập phòng khám đa khoa.
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghê và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
2.1. Quy mô phòng khám
- Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
- Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
2.2. Cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;
- Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
2.3. Trang thiết bị y tế
- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
2.4. Nhân lực
- Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám
- Phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
+ Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
+ Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;
+ Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.
3. Trình tư, thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của phòng khám;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.2. Thẩm quyền
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa thuộc Sở Y tế.
3.3. Trình tự tiến hành
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yêu cầu nộp hồ sơ tại Sở Y tế
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sợ
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Sở Y tế thực hiện như sau:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định;
+ Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Bước 3:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
+ Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
+ Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
4. Quyền lợi của quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Công ty luật TNHH HTC Việt Nam
- Thời gian để khách hàng nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện nhanh nhất;
- Kinh nghiệm chuyên môn cao, kinh nghiệp pháp lý thực tiễn sâu sắc của đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý;
- Thái độ phục vụ tận tâm, đội ngũ nhân viên được đào tạo thường xuyên để nâng cao ý thức phục vụ khách hàng;
- Chính sách bảo mật thông tin tuyệt đối, chúng tôi cam kết không ai có quyền tiếp cận thông tin cá nhân của bạn nếu bạn không đồng ý;
- Giảm giá các dịch vụ khi sử dụng dịch vụ khác của Công ty luật TNHH HTC Việt Nam
Để mang lại hiệu quả cao nhất cho Quý khách hàng, HTC Việt Nam thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật thông qua các hình thức sau:
- Tư vấn trực tiếp (gặp mặt, qua điện thoại...);
- Tư vấn bằng văn bản;
- Tư vấn qua thư điện tử.
(CV: Tâm - Chung)
----------------------------------------------
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn