TƯ VẤN VỀ CÁC KIỂU CƠ CẤU, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Mỗi công ty muốn hoạt động tốt thì không thể thiếu vai trò quản lý, do đó việc quản lý doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Mỗi loại hình công ty khác nhau cần có mô hình quản lý khác nhau. Các hệ thống quản lý có ưu, nhược điểm riêng. Để tìm hiểu về vấn đề này, Công ty Luật HTC Việt Nam xin đưa ra nhưng thông tin sau đây:
1. Cơ cấu trực tuyến:
- Nguyên lý xây dựng cơ cấu
+ Mỗi cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp,
+ Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức là được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc.
+ Công việc được tiến hành theo tuyến
- Ưu, nhược điểm của mô hình:
Cơ cấu trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng ,tập trung ,thống nhất ,làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp .Mặt khác theo cơ cấu này những người chịu sự lãnh đạo rất dễ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra .Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nên những quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao. Do đó cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
2. Cơ cấu chức năng.
- Nguyên lý xây dựng cơ cấu: Cơ cấu này được Frederiew. Teylor lần đầu tiên đề xướng và áp dụng trong chế độ đốc công chức năng . Việc quản lý được thực hiện theo chức năng, mỗi cấp có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.
- Ưu, nhược điểm của mô hình:
Cơ cấu này có ưu điểm là :Thực hiện chuyên môn hoá các chưc năng quản lý ,thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý ,tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng ,nhiệm vụ giữa các bộ phận. Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề. Các quyết định đưa ra có độ rủi ro thấp hơn so với cơ cấu trực tuyến. Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan quản lý cấp trên do dễ làm suy yếu chế độ thủ trưởng ,các nhà quản lý trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực hẹp .
3. Cơ cấu trực tiếp chức năng.
- Nguyên lý áp dụng : Môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh.
- Ưu, nhược điểm của cơ cấu:
Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thực hiện được chế độ một lãnh đạo duy nhất, thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn ,do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý. Hơn nữa còn khắc phục được các nhược điểm riêng biệt của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng .Tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh ,nhiều đầu mối, bộ máy tham mưu cho lãnh đạo nhiều, có thể gây lãng phí nếu không phân bổ hợp lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp ,cục bộ của các cơ quan chức năng .
4. Cơ cấu trực tiếp tham mưu.
- Đặc điểm đây là cơ cấu có thêm bộ phận tham mưu giúp việc. Cơ quan tham mưu có thể là một hoặc một nhóm chuyên gia hoặc cán bộ trợ lý. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ đưa ra ý kiến góp ý dự thảo quyết định cho lãnh đạo doanh nghiệp.
- Ưu, nhược điểm của cơ cấu:
Cơ cấu này thuận lợi và rất dễ thực hiện yêu cầu của một chế độ thủ trưởng. Bước đầu đã biết khai thác, tận dụng tiềm năng của cơ quan tham mưu và giảm sự phức tạp trong quản lý, tổ chức. Tuy nhiên, để đưa ra một quyết định người lãnh đạo mất nhiều thời gian làm việc với tham mưu, dễ tình trạng dẫn tới tốc độ ra quyết định chậm, nhiều lúc có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh. Không chỉ vậy việc lựa chọn chuyên gia phù hợp với các lĩnh vực cũng khá khó khăn.
5. Cơ cấu ma trận.
- Cơ cấu ma trận là kiểu cơ cấu quản lý hiệu quả ,hiện đại .Cơ cấu này được xây dựng bằng cách kết hợp cơ cấu trực tuyến và chương trình – mục tiêu .Việc quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức :Nghiên cứu khoa học ,khảo sát ,thiết kế ,sản xuất ,cung ứng ...được xây dựng phù hợp với cơ cấu trực tuyến .Việc quản lý các chương trình được tổ chức phù hợp với cơ cấu chương trình – mục tiêu .Trong cơ cấu này ,cac cán bộ quản trị theo chức năng và theo sản phẩm đều có vị thế ngang nhau .Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.
- Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo ma trận là: giảm bớt công việc của người lãnh đạo cấp trên bằng cách giao cho cấp quản lý trung gian và kiểm tra những quyết định về tổ chức kỹ thuật chủ chốt ở cấp trên. Bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt để sử dụng các nguồn lực khi thực hiện một số chương trình trong phạm vi tổ chức: Xoá bỏ những khâu và cơ cấu trung gian. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo. Các nhà quản lý có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận ,đem lại kiến thức chuyên sâu về các loại sản phẩm – dự án, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức, cho phép tổ chức áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại. Mặt khác cơ cấu ma trận còn tạo điều kiện cho việc phân bổ một cách có hiệu quả các chuyên gia và tận dụng được tính hiệu quả nhờ những người người có chuyên môn .
Tuy nhiên cơ cấu này còn một số hạn chế: khi tổ chức áp dụng mô hình cơ cấu theo ma trận làm cho nhân viên dưới quyền lâm vào tình trạng bối rối khi phải nhận những mệnh lệnh trái ngược nhau từ hai cấp quản lý .Mặt khác khi có sự trùng lặp về quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản trị sẽ tạo ra các xung đột. Hơn nữa đây là một loại hình cơ cấu phức tạp và không bền vững ,nó dễ bị thay đổi trước những tác động của môi trường nên chỉ áp dụng với các mục tiêu ngắn và trung hạn.
Trên đây là những tư vấn của công ty Luật HTC Việt Nam về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cách lựa chọn và vận hành doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn