Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG?

CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG?

Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu, đã và đang được Nhà nước ta quan tâm, ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vậy quy định việc đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu như thế nào? Có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hay không? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, tư vấn cho bạn để giúp các bạn có cái nhìn khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Luật Thương mại năm 2005;

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu.


II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là hoạt động xuất nhập khẩu?

Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như sau:

+ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

+ Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu không?

Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp.

Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:

+ Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

+ Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ biểu mẫu kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT, tại phần kê khai thông tin trong giấy đề nghj đăng ký doanh nghiệp, hoạt động “xuất nhập khẩu” thuộc thông tin “đăng ký thuế” chứ không thuộc thông tn về “ngành nghề kinh doanh”.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì được quyền xuất khẩu mặt hàng đó. Do đó, không thể đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu thuộc nội dung đăng ký thuế chứ không phải là nội dung đăng ký kinh doanh. Tuy không phải đăng ký kinh doanh nhưng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Điều kiện kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu khi đáp ứng 3 điều kiện sau:

+ Một là, thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo luật định, đảm bảo có đủ ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa dự định xuất nhập khẩu. Ví dụ: Để nhập khẩu rượu doanh nghiệp cần đảm bảo có ngành nghề bán buôn, bán lẻ rượu.

+ Hai là, thực hiện đủ việc công bố chất lượng hàng hóa (nếu có) đối với các loại hàng hóa mà pháp luật quy định phải công ty, sau đó mới được thực hiện việc nhập hàng, xuất hàng.

+ Ba là, thực hiện đúng quy trình về thủ tục hải quan và nộp thuế xuất nhập khẩu.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về việc Có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Hải Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vnXem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn ngành nghề cấm kinh doanh

Tư vấn, thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn điều lệ



Gọi ngay

Zalo