Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Chuyển nhượng quyền sở hữu đều là những quyền của chủ sở hữu công nghiệp đối với quyền tài sản mà mình sở hữu đây là quyền của chủ sở hữu cân nhắc khi muốn chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp của mình cho chủ thể khác như một loại tài sản để giao dịch nhằm tăng doanh thu. Như vậy, trình tự thủ tục để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.


II. NỘI DUNG TƯ VẤN

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức cá nhân khác và tổ chức, cá nhân đó nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

Ví dụ: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Đây là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được chuyển giao tất cả các quyền, chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp :

Căn cứ theo điều 149, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và điểm 9, Thông tư số 18/2011/BKHCN-SHTT

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau đây:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

+ Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;

+ Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

+ Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

+ Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

3. Cách thức thực hiện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Nộp qua bưu điện.

4. Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về trình tự thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Ngọc Thành)

Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp



Gọi ngay

Zalo