NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÃN HIỆU (LOGO)
NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÃN HIỆU (LOGO)
Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp khẳng định vị thế và sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Việc sở hữu một logo ấn tượng sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với mọi người. Khi tạo nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần chú ý đến hai mục tiêu: có giá trị thương mại và dễ bảo hộ. Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam phân tích những lưu ý khi doanh nghiệp thiết kế nhãn hiệu.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;
II. Nội dung
Mục tiêu khi thiết kế nhãn hiệu (logo)
Nhãn hiệu có giá trị thương mại: phải là một dấu hiệu thu hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là nó phải hấp dẫn đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định chinh phục. Để đạt mục tiêu này, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh mẽ đến đối tượng mà nó hướng tới.
Nhãn hiệu dễ bảo hộ phải là dấu hiệu có tính phân biệt mạnh, tức là tính phân biệt phải rõ ràng không gây tranh cãi, không gây nhầm lẫn, không gây hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất của sản phẩm, dịch vụ. Điều quan trọng nhất, các dấu hiệu phải không giống và không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đang được bảo hộ.
2.Các bước thiết kế nhãn hiệu (logo) cụ thể
Bước 1: lên ý tưởng
Bước 2: lựa chọn một cái tên hấp dẫn
Bước 3: sáng tác một slogan
Bước 4: lựa chọn màu sắc và vẽ bản nháp
Bước 5: thiết kế chi tiết
Bước 6: kiểm tra và chỉnh sửa
Bước 7: thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
3.Lưu ý
Thứ nhất, phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Khác với nhãn hiệu, thương hiệu được đề cập với cách hiểu rộng hơn là tất cả những gì gắn liền với sản phẩm, dịch vụ để có thể tạo ra chỗ đứng của sản phẩm, dịch vụ đó trong lòng người tiêu dùng. Vì vậy thương hiệu là sự kết hợp của nhãn hiệu, khẩu hiệu, chỉ dẫn địa lý gắn liền với sản phẩm, dịch vụ, …
Thứ hai, các yếu tố cấu thành nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những gì nhìn thấy được, được xác định có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ. Vì vậy, mùi vị, âm thanh mặc dù có thể là dấu hiệu được hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nhưng nó không được thừa nhận là yếu tố của nhãn hiệu và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Thứ ba, cách sáng tạo một nhãn hiệu mới
Khi tạo nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần chú ý để đáp ứng được hai mục tiêu chính, đó là có giá trị thương mại và dễ bảo hộ.
Thứ tư, những loại nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.Nhãn hiệu tập thể có thể là một hình thức hiệu quả để cùng quảng bá sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp mà, nếu là với từng nhãn hiệu riêng biệt, khó có thể được người tiêu dùng nhận biết hoặc được các đại lý lớn chấp nhận phân phối
Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được nhà tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Vân Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa