Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả

Thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu diễn, trên mạng internet… Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và Internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Phạm vi bài viết này sẽ cung cấp tới quý khách hàng các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trước đây, việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan dựa vào các quy định về quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, việc xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gặp khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ sở pháp lí rõ ràng. Do đó, quy định về hành vi xâm phạm và yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 105/2006/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

- Mạo danh tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sử dựng tác phẩm đã công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ;

- Cho thuê tác phẩm mà không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

- Nhân bản, xuất bản bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kĩ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm của mình;

- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lí quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Làm và bán tác phẩm mà chữ kí của tác giả bị giả mạo;

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây (khoản 1 Điều 7 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP): Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép; Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép; Tác phẩm giả mạo tên, chữ kí của các tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; Sản phẩm có gắn thiết bị kĩ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.

Như vậy, mặc dù pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể chỉ rõ các hành vi như thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả nhưng hiện tượng các cá nhân, tập thể vô tình hoặc cố ý lợi dụng những kẽ hở trong luật để trục lợi vẫn diễn ra phổ biến.

Hy vọng những thông tin mà Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp trên đây sẽ mang lại giá trị hữu ích cho Quý khách hàng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

( L.Đ.T.Thủy)



Gọi ngay

Zalo