TƯ VẤN XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Đề xuất dịch vụ tư vấn xử lý hợp đồng vô hiệu
Kính gửi: khách hàng
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Khách hàng mong muốn được tư vấn về vấn đề liên quan đến việc xử lý hợp đồng vô hiệu.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn trong việc xử lý hợp đồng vô hiệu. Cụ thể: Hiện nay, Quý khách hàng đang có nhu cầu được tư vấn về việc xử lý hậu quả khi hợp đồng vô hiệu.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;
Bên cạnh đó, căn cứ vào lĩnh vực cụ thể mà sẽ liên quan đến quy định trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng về việc xử lý hợp đồng vô hiệu như sau:
2.1. Trường hợp dẫn đến hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự với đặc trưng là có sự tham gia thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (ít nhất là hai bên trở lên).
Theo Điều 122 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật thì hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do đó nếu không đáp ứng được về điều kiện hình thức cũng có thể làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu.
Như vậy hợp đồng với việc là một loại giao dịch dân sự cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định trên. Tuy nhiên chỉ áp dụng các quy định chung về giao dịch dân sự nếu như không có những quy định pháp luật riêng áp dụng cho hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 thì quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Điều 132 BLDS 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm. Như vậy, một hợp đồng chỉ vô hiệu về hình thức, sau hai năm kể từ ngày giao kết không có yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì sẽ có hiệu lực mà không cần phải tiếp tục hoàn thiện về hình thức. Ngoại lệ tại Khoản 3 Điều 132 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự không bị hạn chế nếu đó là trường hợp vô hiệu do giả tạo và trường hợp vô hiệu do có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
2.2. Giải quyết đối với hợp đồng vô hiệu
Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 quy định về việc xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu, đó là: giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Như vậy suy ra khi hợp đồng vô hiệu là mọi thỏa thuận coi như không có.
Theo Khoản 2, 3 Điều 407 thì sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. Ngoài ra pháp luật cũng quy định việc hợp đồng vô hiệu sẽ không làm vô hiệu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng chính được pháp luật về biện pháp bảo đảm có quy định riêng.
Hợp đồng được tuyên bố vô hiệu sẽ được giải quyết theo Điều 131 BLDS 2015 như sau:
- Hợp đồng vô hiệu sẽ dẫn đến việc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Đây là quy định phù hợp và bám sát thực tiễn vì trong thực tế nhiều khi tài sản không còn nguyên vẹn như khi giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận, được bổ sung bằng việc thanh toán cho nhau những chi phí hợp lý.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Lỗi ở đây được hiểu là lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu chứ không phải là lỗi vi phạm hợp đồng.
Đối với việc bảo về quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu thì áp dụng theo Điều 133 BLDS 2015 quy định trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.
2.3. Bảng báo giá chi phí:
STT | Loại công việc | Chi phí |
| Tư vấn xử lý hợp đồng vô hiệu |
|
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Trình tự xử lý hợp đồng vô hiệu
Tư vấn điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng