TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Để nâng cao cơ cở vật chất hạ tầng, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Thì không những nhà nước ta đang chú trọng vào việc huy động các vốn đầu tư để xây dựng công trình mà còn các doanh nghiệp cũng hứng thú đầu tư để kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng để có thể làm một bản hợp đồng thi công xây dựng công trình sao cho đúng với quy định của pháp luật thì lại đang là một vấn đề mà các “ông lớn” khá quan tâm chú trọng. Bởi vậy, để giải đáp những khó khăn thắc mắc về vấn đề trên thì Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn thông qua bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng 2014;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
II. Nội dung tư vấn
1. Hình thức của hợp đồng thi công xây dựng công trình
- Hợp đồng thi công xây dựng công trình là một loại thuộc hợp đồng xây dựng, đây là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nội dung cơ bản
2.1. Thông tin của chủ thể tham gia hợp đồng
- Bên giao thầu và bên nhận thầu ghi rõ thông tin như: Tên đơn vị, địa chỉ trụ sở chính, họ tên chức vụ của người đại diện, số điện thoại, mã số thuế,…
2.2. Các điều khoản hai bên thỏa thuận
a) Nội dung công việc:
- Bên giao thầu giao cho bên nhận thầu công việc thi công xây dựng công trình theo đúng như bản thiết kế đã được duyệt.
b) Chất lượng
- Chất lượng phải được đảm bảo theo đúng như hai bên đã thỏa thuận và phải cam kết các thiết bị lắp đặp phải đạt tiêu chuẩn xây dựng theo pháp luật Việt Nam.
c) Thời gian và tiến độ thực hiện
- Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.
- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
d) Giám sát thi công
- Giám sát chất lượng thi công xây dựng;
- Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng;
- Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình;
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
e) Nghiệm thu và bàn giao công trình
- Nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Nghiệm thu công việc xây dựng: tiến hành kiểm tra đối tượng nghiệm thu, kiểm tra các hệ thống và các biện pháp an toàn bảo đảm, kiểm tra chất lượng công trình;
+ Nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành.
- Bàn giao công trình: trước khi bàn giao công thì thì các bên đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng. Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
f) Hình thức thanh toán và thời hạn bảo hành thi công xây dựng công trình
- Hình thức thanh toán: Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.
- Thời hạn bảo hành: Căn cứ theo khoản 2 điều 35 nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng:
Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Nghị định này và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại;
c) Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở.
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quyền của bên giao thầu thi công xây dựng:
+ Tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
+ Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng:
+ Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư thì phải xin giấy phép xây dựng theo quy định;
+ Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng;
+ Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng;
+ Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng;
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu;
+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định;
+ Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn thì phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tư vấn trong việc quản lý thực hiện hợp đồng và thông báo cho bên nhận thầu biết;
+ Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi công của bên nhận thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng:
+ Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
+ Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết;
+ Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.
- Nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng:
+ Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình;
+ Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
+ Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình;
+ Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng;
+ Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công;
+ Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường;
+ Định kỳ báo cáo với bên giao thầu về tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để thi công xây dựng công trình;
+ Di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường trong thời hạn quy định sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao hoặc hợp đồng bị chấm dứt;
+ Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
h) Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng công trình
- Hai bên có quyền tự do thỏa thuận với nhau và chỉ được tạm dừng hợp đồng trong các trường hợp được quy định tại điều 40 của nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
- Chấm dứt hợp đồng:
+ Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
+ Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.
i) Giải quyết tranh chấp
- Các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
k) Rủi ro bất khả kháng
- Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
l) Thanh lý hợp đồng
- Các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình hoặc hợp đồng bị chấm dứt, hủy bỏ thì hợp đồng được thanh lý.
- Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Phương Thúy)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết liên quan: