Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

TƯ VẤN SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Hiện nay có rất nhiều biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh,…Tuy nhiên thì một trong những hình thức phổ biến nhất hiện tại có tại cá doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hay các ngân hàng thì thế chấp tài sản đang là một biện pháp đang được gây tranh cãi và gặp nhiều vấn đề pháp lý. Để giải quyết thắc mắc thì Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn thông qua bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự 2015;

- Luật đất đai năm 2013.


II. Nội dung tư vấn

1. Hình thức của hợp đồng

- Hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

2. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng

2.1. Chủ thể:

- Bên thế chấp và bên nhận thế chấp

Hai bên phải ghi rõ đầy đủ thông tin cá nhận như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, chức vụ, email,…

2.2. Nội dung chính

a) Tài sản thế chấp: tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của bên thế chấp phải ghi đầy đủ:

- Tên người sử dụng đất;

- Thửa đất số;

- Tờ bản đồ số;

- Địa chỉ thửa đất;

- Diện tích;

- Hình thức sử dụng: chung hay riêng;

- Mục đích sử dụng;

- Thời hạn sử dụng;

- Nguồn gốc sử dụng.

b) Giá trị tài sản

- Bên thế chấp phải ghi rõ giá trị của tài sản .

c) Quyền và nghĩa vụ của các bên:

- Quyền của bên thế chấp:

+ Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận;

+ Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

+ Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

- Nghĩa vụ của bên thế chấp:

+ Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận;

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

+ Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương;

+ Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp;

+ Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp.

- Quyền của bên nhận thế chấp:

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp;

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận.

- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

+ Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp;

+ Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

d) Đăng ký và nộp lệ phí: Do các bên tự thỏa thuận với nhau.

e) Xử lý tài sản:

Các bên có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản được bán đấu giá.

f) Phương thức giải quyết tranh chấp: Hai bên có thể lựa chọn phương thức thương lượng trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau. Hoặc có thể sử dụng phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất một cách dễ dàng, nhanh chóng, chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

- Tư vấn thế chấp quyền sử dụng đất khi đất nằm trong quy hoạch

-Quy định của pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản

- Tư vấn về thế chấp tài sản



Gọi ngay

Zalo