Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN ĐÒI LẠI NHÀ CHO THUÊ

TƯ VẤN ĐÒI LẠI NHÀ CHO THUÊ

Tình huống khách hàng:Theo khách hàng là ông Đặng Hữu A trình bày: Ngày 24/11/1934, Bố mẹ ông A được giao khối tài sản diện tích là 237 m2 đất tại Phố Huế qua bằng khoán điền thổ số 273 được lập vào sổ Điền thổ thành phố Hà Nội, đã công nhận thửa đất trên thuộc quyền sở hữu của ông Đặng Hữu P- bố ông A, các cụ đã xây dựng căn nhà gồm 06 phòng. Năm 1954, vào khoảng năm 1954 do quen biết nên có cho gia đình ông Nguyễn Văn X thuê phòng số 1 và gia đình ông Nguyễn Văn T thuê phòng số 2 (thỏa thuận miệng). Ngày 21/3/1986, ông A thực hiện kê khai đăng ký nhà tư nhân, theo đó hiện trạng sử dụng nhà như sau: phòng số 1 và phòng số 2 cho thuê, phòng 3,4,5,6 được sử dụng để ở. Tờ khai đăng ký tư nhân được ban chỉ đạo đăng ký quận Hai Bà Trưng xác nhận. Ngày 05/6/2018, ông A gửi thông báo lấy lại nhà cho thuê cho ông Nguyễn Văn X và ông Nguyễn Văn T. Tuy nhiên ông X và T cho rằng họ không ký hợp đồng thuê nhà nào với ông A nên không trả lại nhà cho ông A. Hỏi, ông A có thể đòi lại nhà cho thuê từ ông X và ông T không?


Nội dung tư vấn

Ngôi nhà là bố mẹ ông Axây dựng gồm 6 phòng. Theo những thông tin mà ông A cung cấp thì gia đình ông A do có quen biết với gia đình ông X và ông T nên đã cho hai ông thuê phòng số 1 và phòng số 02 để sinh sốngtừ năm 1954, tuy nhiên việc cho thuê không được xác lập bằng văn bản mà chỉ được thỏa thuận bằng miệng. Theo tờ khai đăng ký nhà tư nhân ngày 21/3/1986 được Ban chỉ đạo đăng ký quận Hai Bà Trưng xác nhận diện tích đất với 6 căn phòng, trong đó, phòng 1,2 cho ông X và ông T thuê. Như vậy với căn cứ trên thì khẳng định rằng có giao dịch cho thuê nhà giữa bố mẹ ông A và gia đình ông X và ông T.

Theo trình bày của ông T thì ông không có giao kết hợp đồng với ông An về việc hợp đồng cho thuê nhà, tuy nhiên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC thì bên cho thuê được định nghĩa tại khoản 1 như sau:

"Bên cho thuê... " có thể là một trong những người sau đây:

b) Người thừa kế hợp pháp nhà ở (người thừa kế có thể trực tiếp giao kết hợp đồng tại thời điểm giao kết hoặc đương nhiên họ là bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ, bên bán, bên tặng cho nhà ở, các bên đổi nhà ở tại thời điểm xảy ra tranh chấp);”

Như vậy, ông A mặc dù không có giao kết trực tiếp với ông X và ông T về việc cho thuê nhà nhưng theo quy định của pháp luật thì ông A được đương nhiên công nhận là bên cho thuê tại thời điểm xảy ra tranh chấp.

Với những phân tích trên, cớ thể khẳng định ông A là chủ sở hữu đối với ngôi nhà nên theo quy định tại điều 166 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản:

“ Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”

Ông A sẽ có quyền đòi lại ngôi nhà mà ông X, ông T đang sinh sống.

Đối với nhà cho thuê, việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được quy định tại Điều 131 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;...”

Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 cũng có quy định:

“Điều 3. Thuê nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

5. Trong trường hợp thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng và các bên không có thoả thuận khác, thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất là ba tháng;…”

Như vậy, gia đình ông A có quyền đòi lại căn nhà cho thuê và việc đòi lại nhà phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất là ba tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc đòi lại nhà cho thuê.Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Hoàng Hằng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com;

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết liên quan:

-Lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà



Gọi ngay

Zalo